Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 29 - 32)

Mặc dù hệ thống chợ và hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại Có bước phát triển mạnh nhưng do những thói quen và tiện ích đem lại mà các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong vẫn tồn tại và phát triển. Hệ thống này đã

đạt được một số kết quả sau:

+ Các hộ kinh doanh cá thể đã tăng lên với số lượng lớn trong các năm qua. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tính đến năm 2007 Hà Nội có khoảng

111,452 hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể trong đó khoảng 77,5% là các hộ kinh doanh bán lẻ. Các cửa hàng này đã đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá. Các cửa hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn khoảng 75% đã cung cấp thực phẩm và các dịch vụ ăn uống cho nhân dân thủ đô.

Bảng 2.5. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể tại Hà Nội 2001-2007 2001 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số cơ sở 63.162 76.836 79.438 88.422 101.357 111.452 Cơ cấu theo ngành nghề (%)

Thương nghiệp 67,64 67,60 67,88 65,49 65,10 64,04 Khách sạn,

nhà hàng

21,67 18,88 18,02 18,76 18,86 18,96Dịch vụ 10,60 13,52 14,10 15,75 16,04 17 Dịch vụ 10,60 13,52 14,10 15,75 16,04 17

Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội

+ Các cửa hàng phân bố đều và rộng khắp đặc biệt một số tập trung thành các phố chuyên kinh doanh một loại mặt hàng; các quán bán rong len lỏi vào khắp các ngõ ngách đã làm tăng tính tiện ích cho nhân dân. Trong cơ chế thị trường, mức sống nhân dân tăng lên đồng thời thì thời gian nhàn rỗi giảm xuống vì thế khách hàng muốn tăng tính tiện ích, tiết kiệm thời gian. Khi muốn mua một sản phẩm nhỏ lẻ nào đó mà phải lấy xe, đi tới vài trăm mét trong tình trạng giao thông ở Hà Nội thì thời gian, công sức và chi phí tăng lên rất nhiều. Hệ thống hàng quán này phát triển đã giúp cho nhân dân tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu muốn mua một sản phẩm nào đó bạn chỉ cần ra đầu ngõ, thậm chí ngay tai cửa nhà cũng có thể mua được. Nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ đưa hàng tại nhà khiến cho khách hàng ngày càng cảm thấy được chăm sóc tốt hơn.

+ Hệ thống các cửa hàng, các quầy sạp, các quán rong đã góp phần phát triển kinh tế thủ đô. Hệ thống đã đẩ nhanh quá trình lưu thông, thúc đẩy sản xuất phát triển. Không chỉ có vậy các cửa hàng, sạp quán đã tạo ra trên 80ngàn việc

làm góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho lao động thủ đô và các tỉnh thành khác.

+ Không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, các hàng quán này còn là một nét đẹp văn hoá riêng của Hà Nội. Đối với các du khách thì đến với Hà Nội là đến với ba mươi sáu phố phường, cảnh đẹp, ngắm cảnh đẹp và thưởng thức các món ăn ngon. Hàng ngày trên các con đường, trong các ngõ ngách xuất hiện những sạp, những gánh hàng với tiếng giao “ai mua dưa di… hay bánh mì nóng đây…” thật thú vị biết bao.

Bên cạnh những kết quả đạt được thị hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại :

+ Các hàng quán này quy mô nhỏ bé, các sản phẩm còn hạn chế về chủng loại và chất lượng. Thực tế các cửa hàng chủ yếu là tận dụng diện tích mặt đường của các hộ kinh doanh nên diện tích rất chật trội. Quy mô nhỏ nên số lượng các quy cách chủng lọai hàng hoá cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó mặc dù giá cả thực phẩm tại các hàng quán này có rẻ hơn trong siêu thị nhưng chất lượng không được đảm bảo. Khi mua hàng chúng ta không biết rõ được nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng sản phẩm. Thực trạng hiện nay các nhà hàng cung cấp thực phẩm tươi sống bày bán cả những loại thực phẩm chưa qua kiểm dịch là nguy cơ gây bùng phát các dịch bệnh như: cúm gia cầm, lợn tai xanh… Không chỉ thực phẩm tưoi sống mà các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến cũng vi phạm nghiêm trọng. Các thực phẩm này chứa các chất độc hại như hàn the, đất đèn… Tình trạng gian lận trong kinh doanh thường xuyên xảy ra như : cân thiếu trọng lượng, pha trộn các chất, trộn thạch cao vào trong đậu phụ… + Việc kinh doanh của các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong thường xuyên gây mất trật tự an toàn giao thông. Các cửa hàng luôn lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để tiến hành kinh doanh. Một số cửa hàng đông khách nhưng diện tích chật hẹp nên khách hàng phải để xe tràn hết ra đường gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Các quán bán rong cũng là một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông ở Hà Nội. Khi có khách mua

hàng thì các quán rong này dừng đứng ngay tại lòng lề đường gây cản trở cho người đi đường và dẫn tới tình trạng ách tắc.

+ Không chỉ vấn đề về chất lượng hàng hoá mà văn hoá bán hàng của các chủ hàng quán cũng chưa được văn minh, lịch sự. Các chủ hàng quán rất niềm nở khi khách xem hàng, nhưng nếu khách không mua hàng thì sẽ càu nhàu thậm chí buông ra những lời lẽ thô tục. Ví dụ cụ thể là nếu vào ngày mồng 1 đầu tháng hoặc vào đầu buổi sáng bạn đi vào một quán xem hàng hoá, mặc cả nhưng không mua thì chắc chắn bạn sẽ bị “đốt vía”.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 29 - 32)

w