Trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đạ

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 26 - 29)

Các trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích … là hệ thống thống phân phối bán lẻ hiện đại đã xuất hiện tại Việt Nam và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hệ thống này ở Hà Nội phân phối bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong đó mặt hàng thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn. Trong quá trình

hoạt động hệ thống này đã đạt được một số kết quả rất tốt.

+ Các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện ích… đã phát triển nhanh chóng, số lượng tăng nhanh, mạng lưới phân bố rộng khắp các quận nội thành. Theo số liệu của Hội siêu thị Hà Nội thì số lượng các siêu thị , cửa hàng tiện ích năm 2000 chỉ là 26 thì con số này đã tăng lên thành hơn 100 siêu thị vào năm 2007. Các siêu thị này cung cấp hết sức đa dạng chủng loại hàng hoá đặc biệt đã đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm và hàng tiêu dùng của nhân dân.

Bảng2.4. Hàng hoá kinh doanh chủ yếu trong các siêu thị ở Hà Nội. Nhóm hàng 2004 2005 2006 1. Thực phẩm 9695 10550 12886 TP đông lạnh 2326 2550 3221 Đồ hộp 2132 2360 2834 TP chế biến 2035 2290 2845 Đồ uống 1075 1100 1418 Bánh mứt kẹo 1260 1370 1675

Rau quả tươi 867 880 893

2. Phi thực phẩm 5221 5367 6347 Đồ gia dụng 2140 2252 2665 Hoá mĩ phẩm 998 1000 1182 Đồ dùng trong bếp 835 850 1015 Gốm sứ_thuỷ tinh 627 650 761 Các mặt hàng khác 621 615 724 Tổng 14916 15917 19233

Nguồn: Sở thương mại Hà Nội

+ Hàng hoá trong siêu thị không những đa dạng phong phú mà còn đảm bảo chất lượng tốt, giá cả ổn định. Tất cả các sản phẩm hàng hoá trong siêu thị đều có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm thì các loại thịt gia súc, gia cầm, cá… đều có dấu xác nhận của cơ quan kiểm dịch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong siêu thị có cung cấp các sản phẩm hàng hoá chất lượng tốt, hàng hoá đáp ứng nhu cầu của các khách hàng có thu nhập cao. Giá cả trong siêu thị ổn định hơn ngoài chợ. Ví dụ điển hình là vào thời gian mưa lụt năm 2008 khi Hà Nội bị khan hiếm thực phẩm. Các hộ chủ thương nhỏ lẻ đã lợi dụng và đồng loạt tăng giá lên cao bất thường khiến cho đời sống nhân dân vốn đã khó khăn do mngập lụt lại càng khó khăn hơn do giá cả tăng cao. Thế nhưng trong hoàn cảnh đó các siêu thị vẫn không tăng giá hoặc tăng ở một mức độ nhất định góp phần bình ổn giá cả và giúp đỡ người dân. Đó là một nỗ lực hết sức đáng khen.

+ Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại đã góp phần thúc đẩy kinh tế Hà Nội phát triển. Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại này giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra, kích kích sản xuất phát triển. Các siêu thị hiện đại được xây dựng lên đã làm thay đổi diện mạo thủ đô, thúc đẩy các khu vực xung quanh phát triển. Bên cạnh đó các hệ thống phân phối bán lẻ này đã tạo ra một số lượng lớn việc làm giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Mặc dù các siêu thị đã phát triển khá nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế.

+ Hầu hết các siêu thị của chúng ta quy mô vừa và nhỏ. Do tiềm lực về vốn của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị còn rất yếu nên các doanh nghiệp không thể đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn mà chủ yếu là các siêu thị vừa và nhỏ. Số lưọng quy cách chủng loại hàng hoá còn hạn chế và giá còn tương đối cao so với các hình thức phân phối bán lẻ truyền thống. Với năng lực tài chính còn hạn chế thì các donh nghiệp này không thể đầu tư phát triẻn mạng lưới, nâng cao chất lượng dẫn tới khả năng cạnh tranh kém hơn so với các siêu thị được đầu tư của nước ngoài.

+ Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Các siêu thị Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu về nhà kho, khu vận chuyển nội bộ, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng… Đời sống người dân thủ đô những năm gần đây đã sự cải thiện đáng kể. Thu nhập tăng cao khiến cho số lượng phương tiện giao thông tăng vọt đặc biệt là ôtô và xe máy. Do hạ tầng còn yếu kém nên các chỗ để xe của các siêu thị này chưa đáp ứng được yêu cầu, có chăng chỉ đáp úng được chỗ đẻ xe máy còn chỗ để ôtô thì còn thiếu. Câu hỏi đặt ra là nếu khách hàng đi ôtô tới siêu thị mua hàng thì làm thế nào? Chính điều này đã gây nên phiền toái cho khách hàng từ đó dẫn tới việc khách hàng sẽ lựa chọn những nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài như Big C, Metro có ưu thế hơn hẳn về cơ sở vật chất kĩ thuật và đang gây ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.

+ Chất lượng đội ngũ nhân viên của chúng ta còn thấp, chưa đáp úng được yêu cầu của hình thức kinh doanh hiện đại. Hầu hết các nhân viên bán hàng trong các siêu thị nội chưa qua đào tạo hoặc đào tạo chưa đạt yêu cầu. Đội ngũ nhân viên này thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh và giao tiếp với khách hàng. Các cán bộ quản lý chưa có trình độ cao, chưa có nhiều kinh nghiệm tronmg lĩnh vực thương mại hiện đại.

+ Các trung tâm thương mại và siêu thị của chúng ta phân bố không đồng đều, chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành nên chưa khai thác hết tiềm năng thị trường. Có khoảng 2/3 số siêu thị tập trung ở các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình còn lại phân bố giải rác. Quận Tây Hồ trong những năm gần đây có sự phát triển kinh tế tương đối nhanh, mức sống người dân tăng cao nhưng ở đây không có một trung tâm thương mại nào và cũng chỉ có một vài siêu thị và cửa hàng tiện ích.

+ Các doanh nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh yếu nhưng lại thiếu sự liên kết để tạo sức mạnh. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng tới việc phát triển hệ thống của doanh nghiệp mình mà chưa tiến hành liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. Thời hạn 1-1-2009 đã qua và các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước với tiềm lực còn hạn chế sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Cần có những hướng đi, những hành động đúng đắn để phát triển hệ thống.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Trang 26 - 29)