Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình (Trang 68 - 70)

Để hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, hiệu quả Chính phủ và các Bộ ngành cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này có thể phát triển và mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho toàn xã hội:

Thứ nhất, Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ

mô, từ đó xác định chiến lược phát triển kinh tế, tăng cường đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhằm mục tiêu ổn định thị trường, giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hợp lý, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng mức sống dân cư tạo ra cầu về hàng hoá… Việc ổn định môi trường kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư, nâng cao khả năng tích luỹ và tiêu dùng của dân cư, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đồng thời cũng giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều hàng hoá dịch vụ cho xã hội.

Thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành Luật tín dụng tiêu dùng, tạo nền tảng pháp lý

vững chắc cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, Nhà nước cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể hoàn thiện và cho ra đời Luật tín dụng tiêu dùng một cách sớm nhất. Ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, Luật tín dụng tiêu dùng ra đời sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thị trường tiêu dùng phát triển, không chỉ từ phía các ngân hàng mà còn từ phía người tiêu dùng

Thứ ba, Chính phủ cần tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay bán lẻ như đưa

ra các tỷ lệ và dự trữ hấp dẫn hơn, cho phép các ngân hàng thành lập quỹ dự phòng rủi ro riêng.

Thứ tư, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các NHTM trong việc đào tạo nguồn nhân lực

có chất xám. Hệ thống ngân hàng luôn đòi hỏi đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn cao, hăng say, nhiệt tình với công việc, luôn cập nhật và bổ sung kiến thức để có thể bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng. Do đó, đầu tư cho giáo dục mà cụ thể là đầu tư cho các trường có đào tạo chuyên ngành ngân hàng là điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng. Mặt khác, Nhà nước cũng nên chú trọng việc cấp

ngân sách, tạo điều kiện để các ngân hàng có thể cử cán bộ ngân hàng đi học tập ở nước ngoài để nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ và hiểu biết để phục vụ hơn nữa cho đất nước nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng.

Thứ năm, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp có đối tượng vay tiêu dùng tại Chi nhánh

kết hợp với Chi nhánh trong việc xác nhận hồ sơ xin vay vốn và thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)