Các biện pháp quản lý và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu (Trang 62 - 63)

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở các doanh nghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ chặt chẽ với những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông, từ đó mà giảm bớt lượng vốn lưu động bị chiếm dụng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc có thể với số vốn như cũ nhưng doanh nghiệp mở rộng đươc quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn.

Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành và chi phí lưu thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các

khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong nước.

Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ sản xuất bằng cách: chọn điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung cấp cách nhau, căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động đã xác định và tình hình cung cấp vật tư, tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật liệu nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển thường ngày, kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư ứ đọng để giảm vốn ở khâu này.

- Áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kì sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, để giảm vốn lưu động.

- Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu lưu thông bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất vận và thanh toán để thu tiền kịp thời, tăng tốc độ luân chuyển ở khâu này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w