Các biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh để nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu (Trang 68 - 78)

quả hoạt động của doanh nghiệp

Chi phí kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh càng cao càng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy phấn đấu giảm chi phí kinh doanh là hết sức cần thiết.

Trước hết, bộ phận chi phí lớn nhất trong kinh doanh đó là giá vốn hàng bán do nguyên vật liệu sử dụng để đóng và sửa chữa tàu biển tăng cao. Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp cần hạ thấp để tăng lợi nhuận. Nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh đóng mới và sửa chữa tàu biển là nguyên vật liệu giao thẳng không nhập kho, đồng thời các hợp đồng đóng tàu có thời gian lắp đặt dài trong khi thời gian lắp đặt chưa tạo ra sản phẩm nhưng sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó khi lập kế hoạch cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu vật tư, tiền vốn nhân công. Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất lượng của tàu được đóng và sửa chữa, theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh để nâng cao hơn nữa lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới. Tuy rằng sự gia tăng doanh thu bao giờ cũng kéo theo sự gia tăng của các khoản chi phí phát sinh, nhưng doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm nhằm giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Muốn làm được như vậy thì doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý tốt chi phí, cụ thể là:

- Doanh nghiệp nên duyệt các khoản chi phí hợp lý, tránh lãng phí các khoản chi phí không cần thiết. Cần tiết kiệm hơn chi phí văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài… vì các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí vốn của doanh nghiệp.

Để quản lý chi phí quản lý một cách có hiệu quả ta cần định mức từng loại chi phí quản lý bằng bao nhiêu phần trăm so với doanh thu, tức là phải quy định một đồng doanh thu thì chỉ được bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.

Định mức chi phí QLDN = Tỷ lệ % định mức X Doanh thu hoạt động Như vậy, sẽ kiểm soát được chi phí này. Nếu phát sinh vượt quá định mức cho phép sẽ đề nghị các phòng ban, cá nhân vi phạm chịu mức chi phí vượt định mức trên.

Để đạt được kết quả mong muốn, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải thực hiện doanh thu cho phù hợp với chi phí của toàn doanh nghiệp để đảm bảo một mức lợi nhuận mong muốn. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là tăng doanh thu, lợi nhuận và giảm chi phí kinh doanh mà còn phải chú trọng đến tốc độ tăng giảm của chúng.

Tóm lại, mỗi tồn đọng của doanh nghiệp có thể có những hướng giải quyết khác nhau, tuy nhiên mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, và tùy theo từng biện pháp thì nó sẽ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác theo nhiều hướng khác nhau. Hơn nữa, rất khó để doanh nghiệp có thể đạt được một trạng thái cân bằng tài chính hoàn hảo, một khả năng thanh toán đáp ứng nhu cầu hay một cấu trúc vốn luôn ở trạng thái tốt. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận các biện pháp doanh nghiệp dự định sử dụng để cải thiện các chỉ tiêu trên nhằm tránh các tác hại tiêu cực hơn đến các chỉ tiêu tài chính khác của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại Công ty Sông Thu, tiến hành thực hiện phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, em nhận thấy rằng hoạt động phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị các hoạt động của doanh nghiệp và mang lại nhiều thông tin bổ ích không những cho nhà quản trị doanh nghiệp mà còn với nhiều đối tượng bên ngoài quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Khi áp dụng các lý thuyết phân tích tài chính doanh nghiệp đã được học vào phân tích tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp thực tập, em đã xác định được tương đối những biến động trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến các thành phần của tình hình tài chính doanh nghiệp và xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, khi kết thúc quá trình phân tích, em có thể có một cái nhìn

tổng quan về doanh nghiệp và đã nêu ra một vài đề xuất giúp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn phân tích, có những điểm em chưa thể lý giải đầy đủ hoặc chưa có một phân tích đầy đủ và tổng quát. Vì vậy, khó tránh khỏi thiếu sót trong nội dung được trình bày trong chuyên đề của mình. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo cũng như của các cô, chú, anh, chị trong Công ty Sông Thu để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân.

Cuối cùng, một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các góp ý hữu ích của thầy TS. Nguyễn Hòa Nhân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị ở công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2011 SVTH: Phan Hoàng Hải

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng và slide bài giảng môn học “Tài chính doanh nghiệp” – TS. Nguyễn Hòa Nhân – Khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

2. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp hiện đại” – TS. Nguyễn Minh Kiều 3. Bài tập “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp” – Khoa Kế toán -

Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2010)

4. Hệ thống Báo cáo tài chính Công ty Sông Thu – Bộ Quốc Phòng từ năm 2008 đến năm 2010

5. Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp – ThS. Đào Anh Tuấn biên soạn – 2004

7. Các tài liệu tham khảo khác

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP 3 NĂM 2008 – 2010

ĐVT: 1.000 đồng

TT NỘI DUNG MÃSỐ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 68.256.85 9 59.073.05 0 66.850.273 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.757.591 3.007.882 4.715.016

1 Tiền 111 2.757.591 3.007.882 4.715.016 2 Các khoản tương đương tiền 112

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130

47.089.25 7

35.302.20

2 31.115.351

1 Phải thu của khách hàng 131 32.455.863 23.880.680 19.032.834 2 Trả trước cho người bán 132 2.380.244 1.418.580 2.157.268 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 2.295.435 41.776 41.776 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0 0

5 Các khoản phải thu khác 135 9.957.715 9.961.166 9.883.473

IV Hàng tồn kho 140 17.975.528 20.728.391 30.951.550

1 Hàng tồn kho 141 17.975.528 20.728.391 30.951.550 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

V Tài sản ngắn hạn khác 150 434.483 34.575 68.356

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 425.148 14.250 17.083 2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 9.335

3 Thuế và các khoản phải thu nhànước 154 20.325 51.273 4 Tài sản ngắn hạn khác 158 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 27.692.61 2 34.218.37 4 30.930.748

I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0

II Tài sản cố định 220 27.579.43 1 27.030.399 25.186.663 1 Tài sản cố định hữu hình 221 14.235.974 13.659.67 0 10.702.849 Nguyên giá 222 29.357.982 29.425.434 26.468.613

Giá trị hao mòn lũy kế 223 15.122.008 15.765.764 15.765.764 2 Tài sản cố định thuê tài chính 224

3 Tài sản cố định vô hình 227 12.991.125 12.991.125 12.991.125 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 352.332 379.604 1.492.689

III Bất động sản đầu tư 240 0 6.869.700 5.483.619

IV

Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 250 50.000 50.000 50.000

V Tài sản dài hạn khác 260 63.181 268.275 210.466

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 63.181 268.275 210.466 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

3 Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 95.949.471 93.291.424 97.781.021 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 300 72.426.01 6 68.544.51 1 72.132.749 I Nợ ngắn hạn 310 67.996.348 65.591.68 0 68.810.186 1 vay và nợ ngắn hạn 311 25.660.30 0 26.380.21 0 29.543.000 2 Phải trả người bán 312 13.772.849 10.498.427 11.262.377 3 Nguười mua trả tiền trước 313 9.998.420 14.414.767 15.527.162 4 Thuế và các khoản phải nộp

5 Phải trả người lao động 315 550.394 456.683 737.748 6 Chi phí phải trả 316 572.014 974.465 613.520 7 Kế toán quản trị 317 6.538.617 2.204.004 2.055.630 8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0 0 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 9.535.109 9.110.201 7.571.159 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II Nợ dài hạn 330 4.429.668 2.952.831 3.322.563 1 Vay và nợ dài hạn 334 4.429.668 2.952.831 3.322.563 2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 23.523.455 24.746.913 25.648.272 I Vốn chủ sở hữu 410 23.480.011 24.712.063 25.703.341

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 22.592.712 23.728.920 24.627.985 2 Thặng dư vốn cổ phần 412

3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 4 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

5 Quỹ đầu tư phát triển 417 378.540 457.921 457.921 6 Quỹ dự phòng tài chính 418 107.254 123.717 123.717 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 401.505 401.505 493.718

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 43.444 34.850 -55.069

1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 43.444 34.850 -55.069 2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 95.949.471 93.291.424 97.781.021

PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2008 – 2010

ĐVT: 1.000 đồng

TT CHỈ TIÊU MÃSỐ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2 Các khoản giảm trừ

doanh thu 02 0 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 10 21.439.586 26.455.639 29.769.279 4 Giá vốn hàng bán 11 16.942.546 22.222.481 24.439.098 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 20 4.497.040 4.233.158 5.330.181

6 Doanh thu hoạt động tài

chính 21 200.651 34.789 274.349

7 Chi phí tài chính 22 167.257 264.698 194.141 Trong đó: Lãi vay 23 167.257 264.698 194.141

8 Chi phí bán hàng 24 11.226 9.827 7.506

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 672.862 994.409 1.264.858

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.846.346 2.999.013 4.138.025

11 Thu nhập khác 31 176.355 340.302 38.569

12 Chi phí khác 32 0 0 0

13 Lợi nhuận khác 40 176.355 340.302 38.569

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 4.022.701 3.339.315 4.176.594

15 Chi phí thuế TNDN hiệnhành 51 683.739 301.273 492.567

16 Lợi nhuận sau thuế

TNDN 60 3.338.962 3.038.042 3.684.027

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

... ... ...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...

...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...

...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Sông Thu (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w