Các tính chất cơ bản

Một phần của tài liệu Từ học và vật liệu từ (Trang 53 - 54)

Ở không độ tuyệt đối (0 Kelvin), các spin của vật liệu phản sắt từ sắp xếp đối song song nhau nên từ độ. Nhiệt độ tăng dần dẫn đến việc phá vỡ trật tự từ kiểu phản song song làm tăng độ từ hóa (và độ cảm từ, χ) của vật liệu phản sắt từ. Từ trường ngoài cũng là nguyên nhân phá vỡ trật tự phản song song của vật liệu.

Liên kết phản sắt từ trong các màng mỏng đa lớp valse spin trong ổ đĩa cứng • Nhiệt độ Néel (TN, đặt theo tên nhà vật lý

người Pháp Louis Néel): Là đại lượng đặc trưng của vật liệu phản sắt từ (cũng giống như nhiệt độ Curie trong chất sắt từ) là nhiệt độ mà tại đó trật tự phản sắt từ bị phá vỡ và vật liệu sẽ chuyển sang tính chất thuận từ. Ở dưới nhiệt độ Néel, vật liệu sẽ mang tính chất phản sắt từ. Nếu ta đo sự phụ thuộc của hệ số từ hóa (độ cảm từ χ) vào nhiệt độ của chất phản sắt từ thì tại nhiệt độ Néel sẽ xuất hiện một cực đại, hay nói cách khác có chuyển pha tại nhiệt độ Néel. Một số chất phản sắt từ điển hình: • Crôm - Cr, TN = 310 K • FeO - TN = 198 K • MnO - TN = 122 K • NiO - TN = 523 K • CoO - TN = 291 K Ứng dụng của vật liệu phản sắt từ

• Vật liệu phản sắt từ trong các ứng dụng từ tính thường không được sử dụng độc lập mà thường dùng làm các chất bổ trợ, ví dụ lớp ngăn cách Cr trong các màng đa lớp Fe/Cr có hiệu ứng từ điện trở khổng lồ. Ứng dụng lớn nhất của phản sắt từ là trong các màng van spin (valse-spin) từ điện trở khổng lồ trong các đầu đọc ổ đĩa cứng. • Liên kết phản sắt từ: Sử dụng trong các cấu trúc màng mỏng đa lớp có các lớp sắt từ xen kẽ bởi các lớp không từ

tính hoặc các lớp phản sắt từ làm cho mômen từ giữa các lớp sắt từ sắp xếp phản song song với nhau, thường sử dụng trong các màng từ điện trở. Xem thêm • Từ học • Sắt từ • Thuận từ • Từ điện trở khổng lồ • Nhiệt độ Curie

Phản sắt từ 51

Tài liệu tham khảo

1. ^  D.C. Jiles (1990). 1st. ed. Introduction to Magnetism and Magnetic Materials. Springer; 1 edition (December 31, 1990). ISBN 10 0412386402.

2. ^  Derek Craik (1995). Magnetism: Principles and Applications. John Wiley & Sons. ISBN 0 471 92959 X.

Một phần của tài liệu Từ học và vật liệu từ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)