*Về luyện kim:
- Gắn phát triển ngành luyện kím với việc khai thác khống sản, đi từ nhỏ đến lớn, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, kết hợp hiện đại hố các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại, bảo đảm sử dụng hợp lý tài nguyên và tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thực hiện chế biến sâu, chế biến tinh khoáng sản sau khai thác, hạn chế xuất khẩu quặng thô, sản phẩm thô. Ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra các sản phẩm luyện kim cao cấp mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong nước.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực xã hội, thu hút nhân tài và lao động chất lượng cao vào phát triển ngành luyện kim.
- Thực hiện trước một bước cơng tác khảo sát, thăm dị tài ngun khống sản, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn; thực hiện nghiêm túc quy hoạch khống sản và các quy hoạch ngành luyện kim (chì- kẽm, thép…); quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
*Về chế tạo máy và gia công kim loại:
- Chú trọng vào đầu tư cải tạo, mở rộng, đổi mới thiết bị để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động trong tỉnh.
- Phát triển cơ khí đáp ứng cơ bản các nhu cầu của tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nơng nghiệp và nơng thơn (dụng cụ, nông cụ cầm tay và các dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy và thiết bị); sản xuất một số sản phẩm, phụ tùng sửa chữa phục vụ cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu.
- Khuyến khích, tạo thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia chương trình phát triển cơ khí, đặc biệt là cơ khí phục vụ nơng nghiệp, nông thôn.