6. Kết cấu của luận án
5.1.1. Bàn luận về nghiên cứu thực trạng sai sót báo cáo tài chính
Kết quả phân tích thực trạng sai sót BCTC ở chương 3 có thể tổng lược lại các nội dung chính sau đây.
- Các công ty có sai sót lợi nhuận chiếm một tỷ lệ tương đối cao, dao động quanh mức 80% tổng số công ty được lựa chọn nghiên cứu và không có xu hướng giảm trong 5 năm nghiên cứu. Trong đó ở cả hai khía cạnh là các công ty có lợi nhuận trước kiểm toán cao hơn lợi nhuận sau kiểm toán (sai sót tăng) và các công ty có lợi nhuận trước kiểm toán thấp hơn lợi nhuận sau kiểm toán (sai sót giảm) đều chiếm tỷ lệ khá cao, dao động quanh mức 50% đối với sai sót tăng và 30% đối với sai sót giảm.
2012) Tỷ lệ sai sót của các công ty báo cáo doanh thu cao hơn thực tế (khoảng 22%) luôn lớn hơn tỷ lệ của các công ty báo cáo doanh thu thấp hơn thực tế (khoảng 19%). So với tỷ lệ sai sót lợi nhuận thì tỷ lệ sai sót doanh thu thấp hơn nhiều theo cả hai hướng báo cáo tăng và báo cáo giảm. Kết quả này cho thấy rằng, sai sót lợi nhuận chịu ảnh hưởng đáng kể của sai sót chi phí.
- Kết quả phân tích cũng cho thấy tỷ lệ các công ty có sai sót chi phí chiếm tỷ trọng lớn so với các công ty không có sai sót chi phí (thấp nhất là 71,5% vào năm 2014 và cao nhất là 79,4% vào năm 2012). Kết quả này cho thấy sai sót số liệu về chi phí là rất phổ biến. Chi tiết theo từng hướng sai sót cho thấy, các công ty có xu hướng báo cáo chi phí thấp hơn so với số liệu kiểm toán qua các năm (Khoảng 41%), trong đi đó các công ty có xu hướng báo cáo chi phí cao hơn so với số liệu kiểm toán qua các năm (Khoảng 34%), điều này làm cho lợi nhuận báo cáo thường cao hơn lợi nhuận sau kiểm toán.
Tổng kết từ các nội dung phân tích sai sót BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam có thể thấy tình trạng sai sót BCTC là phổ biến cả về số lượng, về chất lượng (mức độ sai sót lớn) và về thời gian sai sót. Từ kết quả phân tích có thể rút ra một số kết luận sau:
- Sai sót BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là phổ biến cả về số lượng công ty và về quy mô sai sót;
- Sai sót không có chiều hướng giảm qua 5 năm (từ năm 2012 đến năm 2016);
- Sai sót BCTC được thể hiện ở các chỉ tiêu tài chính điển hình có ảnh hưởng đến thông tin cung cấp trong BCTC như: lợi nhuận, doanh thu, chi phí, tài sản, nợ;
- Ngoài các sai sót có dấu hiệu thổi phồng lợi nhuận như báo cáo doanh thu cao, lợi nhuận cao, chi phí thấp, giá trị tài sản cao, nợ thấp, sai sót theo chiều hướng ngược lại cũng đáng kể ở tất cả các khía cạnh. Kết quả này ngụ ý rằng, năng lực kế toán của một số công ty, các hướng dẫn áp dụng của của chuẩn mực kế toán chưa rõ ràng có thể gây hiểu nhầm trong quá trình áp dụng là một vấn đề cần xem xét, cải thiện.