Kinh nghiệm và các bài học ở các nước trên thế giới và khu vực châu á thành công trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng có hiệu quả trong thời gian qua cho thấy bí quyết chung là:
Có quyết tâm chính trị cao của Chính phủ và người đứng đầu chính phủ. Thực hiện nguyên tắc “nước sạch đầu nguồn” - tức người đứng đầu ở các cấp phải thật sự trong sạch, gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng. Chú trọng cả “bàn tay sạch” và “bàn tay sắt”, cả đức trị (coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách) và pháp trị (có hệ thống pháp luật hồn chỉnh và xử lý nghiêm khắc người vi phạm tham nhũng); quyết tâm thực hiện phương châm bốn không (không thể tham nhũng, không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng) và một khó (khó tham nhũng). Có một chiến lược quốc gia về phịng, chống tham nhũng với ba trụ cột chính: Một là, có quyết tâm chính trị cao của chính phủ (nhất là người đứng đầu).
Hai là, có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, kể cả pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; có cơ quan đấu tranh chống tham nhũng chuyên trách, độc lập và đội ngũ cán bộ chống tham nhũng trong sạch, liêm khiết, có bản lĩnh, tính chun nghiệp cao, vững về pháp luật, tinh thơng nghiệp vụ, được đầu tư nguồn lực, phương tiện điều kiện làm việc đầy đủ, hiện đại. Ba là, chú trọng giáo dục đạo đức cơng dân, hình thành văn hố chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và trong công chúng, khiến công chúng luôn khinh ghét, lên án tệ tham nhũng và tự giác tham gia tích cực vào đấu tranh
phịng, chống tham nhũng; có cơ chế bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho cơng chúng nhận diện nhanh chóng, kịp thời phát hiện và tố cáo tham nhũng.
Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước của những người có chức vụ, quyền hạn để tư lợi. Vì vậy, muốn chống tham nhũng có hiệu quả phải có cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc lạm dụng quyền lực để tham nhũng và phải sử dụng quyền lực nhà nước để hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền lực nhà nước của những kẻ tham nhũng. /.