2.4.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nghị quyết 14/NQ-TW ngày 15-5-1996 về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng của Bộ Chính trị khóa VII đã chỉ rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, trong đó xác định:“Đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội”. Đại hội u cầu “Thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cập một cách toàn diện, tập trung về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết Trung ương ba khóa X đã đưa ra những nhận định, đánh giá về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ ra những nguyên nhânchủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phịng, chống tham nhũng, lãng phí; đề ra những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.
Mục tiêu của cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí được nêu trong Nghị quyết Trung ương ba khóa X là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, cơng chức kỷ cương, liêm chính.
Cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã đề ra quan điểm về phòng chống tham nhũng như sau:
Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trị của xã hội, các tổ chức, đồn thể và quần chúng nhân dân.
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng; vừa tích cực, chủ động trong phịng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi
vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phịng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí.
Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp làm nịng cốt trong cơng tác phịng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chun mơn hóa với các phương tiện, cơng cụ, kỹ
năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Đặt q trình phịng, chống tham nhũng trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngồi trong cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Chiến lược phòng, chống tham nhũng tiếp tục xác định một mục tiêu chung và năm nhóm mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu chung:
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, cơng chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mục tiêu cụ thể:
Ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật, nhất là trong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các văn bản áp dụng pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội, với đội ngũ cán bộ, công chức trung trực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp và được trả lương hợp lý; các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được củng cố và phát triển.
Hồn thiện thể chế, tạo lập mơi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, cơng bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngồi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại.
Tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng được nâng cao, giữ vai trò nòng cốt trong phát hiện và xử lý tham nhũng.
Chính sách xử lý đối với tham nhũng, đặc biệt là chính sách hình sự, chính sách tố tụng hình sự tiếp tục được hồn thiện; hệ thống đo lường, giám sát tham nhũng được thiết lập.
Nâng cao nhận thức, vai trò của xã hội về tham nhũng, về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thơng và mọi cơng dân trong nỗ lực phịng, chống tham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo ra thói quen phịng, chống tham nhũng trong đời sống của cán bộ, công chức và trong các tầng lớp nhân dân.
2.4.2.Một số giải pháp phòng chống tham nhũng tại Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Kết luận (số 21-KL/TW) Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI). Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương tán thành
cơ bản với Tờ trình, Báo cáo của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), với sự quyết tâm, nỗ lực của các tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ và cả hệ thống chính trị, cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phòng ngừa, cơng khai, minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản cơng.
Trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Phịng chống tham nhũng, lãng phí là cơng việc khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X. Tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
1 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phịng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao vai trị, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cơ quan Kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phịng chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm.
2 - Tiếp tục hồn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng chống tham nhũng, lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài ngun, khống sản. Hồn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách; việc chi tiêu công, nhất là mua sắm và đầu tư cơng. Hồn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Hồn thiện cơ chế, chính sách để kiểm sốt chặt chẽ hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng.
3 - Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về cơng tác tổ chức, cán bộ để phịng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện dân chủ, cơng khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật…
Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, khơng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nghiên cứu ban hành quy định về kiểm sốt thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Từng bước thực hiện chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm cho cán bộ, cơng chức, viên chức có nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và có mức sống khá trong xã hội.
4 - Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với một số lĩnh vực trọng điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí.
5 - Tăng cường vai trị giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phịng chống tham nhũng, lãng phí. Ban hành quy chế về việc nhân dân giám sát tổ chức
Đảng và cán bộ, đảng viên. Có biện pháp bảo vệ an tồn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người dân dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí và những tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
6 - Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về cơng tác phịng chống tham nhũng. Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ở địa phương, không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh, TP về phòng chống tham nhũng. Tỉnh ủy, Thành ủy trực tiếp lãnh đạo cơng tác phịng chống tham nhũng và có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phịng, chống tham nhũng khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Giao Bộ Chính trị xem xét, quyết định cụ thể việc lập Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy để tham mưu cho cấp ủy về cơng tác nội chính và cơng tác phịng chống tham nhũng.
Các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương quán triệt Kết luận này đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, phù hợp và thiết thực.