Bảo vệ đường dây trên không và đường dây cáp

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ rơ le – Dự án RE II (Trang 53 - 54)

Đường dây điện áp cao thường bị sự cố ở nhiều dạng hơn so lệch với tất cả những trang thiết bị điện còn lại của xí nghiệp công nghiệp. Ở đây dây điện trên không và đường dây cáp, có thể xuất hiện ngắn mạch một pha, và nhiều pha, chạm đất, đứt dây v.v…

Đối với đường dây điện áp số 6 ÷ 35 KV, ở lưới trung tính cách điện, cần phải dự kiến thiết bị bảo vệ rơle đối với ngắn mạch nhiều pha và đối với ngắn mạch một pha chạm đất; còn đối với đường dây cáp và đường dây trên không 110 KV và cao hơn, ở những lưới có trung tính nối đất, phải dự kiến thiết bị bảo vệ rơle đối với ngắn mạch nhiều pha và đối với chạm đất.

Bảo vệ rơle đối với ngắn mạch nhiều pha ở lưới 6 ÷ 35 KV trong đại đa số trường hợp, người ta bố trí thực hiện ở hai pha và có thể là hai hay bảo vệ rơle tuỳ theo yêu cầu độ nhạy và độ tin cậy.

Ở đường dây cung cấp 6÷35kv của xí nghiệp công nghiệp với cung cấp điện từ một phía, người ta sử dụng BVDCĐ đối với ngắn mạch nhiều pha (hình 1-8) và sử dụng BVC (hình 1-11). Người ta sử dụng bảo vệ dòng điện có hướng (hình 1-13) nếu sự cung cấp được thực hiện bởi hai đường dây song song từ hai nguồn cung cấp.

Ở đây đường dây 110KV và cao hơn với nguồn cung cấp điện từ một phía người ta sử dụng bảo vệ dòng điện theo từng cấp hay bảo vệ dòng điện và điện áp theo từng cấp. Nếu không đảm bảo yêu cầu của độ nhạy, thì người sử dụng bảo vệ cắt nhanh BVC làm bảo vệ phụ. Đối với chạm đất, theo quy định, người ta bố trí bảo vệ dòng điện có hướng theo từng cấp hay bảo vệ trung tính liên tiếp với bảo vệ đường dây. Đối với đường dây điện áp cao hơn có thể sử dụng BVSL

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ rơ le – Dự án RE II (Trang 53 - 54)