sau:
Ilv.rơle =
Ở đây Ktin cậy = 1.1 ÷ 1.2
Trên hình 1-18, trình bày sơ đồ bảo vệ rơle của động cơ điện công suất lớn M. Bảo vệ gồm những phần tử sau: Rơle tác động trực tiếp PTM và PHB, rơle dòng điện KA, để bảo vệ ngắn mạch giữa các pha, và rơle KOA để bảo cệ ngắn mạch một pha với đất. Rơle bảo vệ quá tải (PHB) cần phải có thời gian duy trì 10 ÷ 20s (để tính đến thời gian khởi động của động cơ điện).
1.11. Tự động hoá và điều khiển từ xa trong hệ thống cung cấp điện điện
Các biện pháp tự động hoá được áp dụng trong hệ thống cung cấp điện nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đơn giản sơ đồ nối dây, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc của người vận hành v.v…
Ở các trạm điện của các xí nghiệp công nghiệp, các thiết bị sau đây được sử dụng phổ biến: tự động đóng dự trữ (TĐĐDT), tự động đóng lại (TĐĐL), tự động cắt tải theo tần số hay dòng điện v.v…
Việc quyết định dùng biện pháp tự động hoá phải được dặt ra trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của hệ thống cung cấp điện và phải phối hợp vớí nhiều mặt như chọn sơ đồ nối dây, chọn thiết bị, hình thức bảo vệ, trình độ vận hành và khai thác các thiết bị tự động v.v…
Việc quyết định dùng biện pháp tự động hoá phải được dặt ra trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của hệ thống cung cấp điện và phải phối hợp vớí nhiều mặt như chọn sơ đồ nối dây, chọn thiết bị, hình thức bảo vệ, trình độ vận hành và khai thác các thiết bị tự động v.v… hai nguồn, người ta sử dụng rỗng rãi các thiêt bị đóng dự trữ, chúng sẽ nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện và rút ngắn thời gian ngừng cung cấp điện.
Theo nhiệm vụ của thiết bị TĐĐDT, người ta phân chia thành TĐĐDT đường dây, máy biến áp, động cơ điện, máy cắt phân đoạn của