Xuất biện pháp đến độc giả

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG (Trang 26 - 28)

5. Bố cục

4.3. xuất biện pháp đến độc giả

Tuy nhiên, trách nhiệm quan trọng nhất vẫn là ở bản thân mỗi người. Mỗi độc giả cần phải ý thức được trong việc nâng cao thị hiếu của bản thân, góp phần nâng cao thẩm mỹ, nhận thức, hiểu biết xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần của chính bản thân.

Đọc sách là một trong những điều quan trọng của cuộc đời, nhưng mỗi bản thân người đọc phải biết tự định hướng và lựa chọn sách cho riêng mình. Các bạn nên lưạ chọn những cuốn sách mang đậm giá trị nhân văn, độc giả phải biết “gạn đục khơi trong”, tiếp nhận những điều hay, điều tốt cho bản thân. Đọc ngôn tình không xấu, cách đọc sai lầm của độc giả mới khiến nó trở nên xấu. Vì vậy mỗi độc giả cần cân nhắc và dành thời gian vừa đủ cho việc đọc sách giải trí, không nên chìm đắm trong ngôn tình để rồi mơ mộng, mất thời gian cho những điều vô ích. Mỗi người phải tự định hướng ra mục tiêu phấn đấu của mình và chọn dòng sách phù hợp nhất.

Có thể nói, tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc phát triển tràn lan ở Việt Nam như hiện nay là một “lỗ hổng” trong trách nhiệm của toàn xã hội. Vì vậy, gia đình - nhà trường - xã hội cần chung tay tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho giới trẻ. Cân bồi đắp, nuôi dưỡng những tài năng văn học để góp phần đưa văn học Việt Nam đến với nhiều bạn trẻ. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho những nhà văn trong nước sáng tác những tác phẩm đến gần hơn với giới trẻ.

26

KẾT LUẬN

Tiểu thuyết ngôn tình là một hiện tượng văn học hình thành và phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc từ những năm đầu thế kỷ XXI. Vì những lý do từ khách quan đến chủ quan, mà nhất là do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có internet, tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc đã được “nhập khẩu” vào Việt Nam, làm nên một sản phẩm văn hóa đại chúng

thu hút được rất nhiều sự chú ý. Theo một cách khái quát tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc là những sản phẩm văn hóa đại chúng có giá trị giải trí cao, mang nội dung thể hiện tình yêu lãng mạn vượt mọi không gian, thời gian và định kiến xã hội. Được xem là sản phẩm kinh doanh mang lại lợi nhuận và sự nổi tiếng cho những người hoặc tổ chức tham gia sáng tạo và lưu hành sản phẩm.

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc nổi bật với giá trị giải trí và giá trị thương mại của mình. Là thể loại tiểu thuyết có tính hư cấu cao. Nội dung chủ yếu của các sáng tác này là những câu chuyện tình yêu đượm hồng của các cặp nhân vật chính. Nhân vật trong truyện hầu hết đều được lý tưởng hóa, hoàn hảo về cả ngoại hình, gia cảnh lẫn nhân cách, cụ thể nam chính đều là “mỹ nam, trẻ tuổi, quyền lực, giàu sang và tài năng”. Bên cạnh đề tài tình yêu, tiểu thuyết ngôn tình còn triệt để khai thác các khía cạnh về vấn đề tình dục - một “địa hạt” vốn được xem là “vùng cấm” của văn chương ở các nước văn hóa Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam,... Nhân vật trong tiểu thuyết thường có xu hướng phóng khoáng trong tình yêu và cả tình dục. Từ đặc điểm và thực trạng tiếp nhận thể loại tiểu thuyết này phần nào phản ánh được thị hiếu thẩm mỹ của phần lớn độc giả trẻ hiện nay tại Việt Nam.

Hiện tượng tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Đối tượng tiếp nhận chủ yếu là các cô gái trẻ tuổi từ 15 đến 23 tuổi. Mặc dù nhận thức được những khía cạnh tiêu cực có phần lấn át giá trị tích cực của ngôn tình nhưng độc giả vẫn bị thu hút và tiếp nhận một cách dễ dãi, không chọn lọc. Việc ngăn chặn hoàn toàn sự du nhập của sản phẩm văn hóa đại chúng này vào Việt Nam là điều không thể trong bối cảnh bùng nổ thông tin toàn cầu như hiện nay. Tuy nhiên để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của ngôn tình đến người đọc, vấn đề quản lý và trách nhiệm của những người quản lý văn hóa lại được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó là vấn đề ý thức bản thân, xác định thị hiếu cá nhân và hướng đến những hoạt động giải trí lành mạnh khác.

27

PHỤ LỤC

Link bảng hỏi khảo sát: https://forms.gle/xwGE4wn9HKp8uMBQ6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhóm tác giả Lê Yến Linh, Nguyễn Thị Minh Hòa (2015). Học sinh trung học với truyện

ngôn tình Trung Quốc thực trạng và một số giải pháp, Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia

dành cho học sinh trung học năm học 2014 - 2015, Trường THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng. 2. Nguyễn Cao Bảo Trân (2014). Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc – Sự tiếp nhận và ảnh

hưởng của nó tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp hệ cử nhân tài năng ngành Trung Quốc Học,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 3. Lê Thị Ngọc Trâm (2017). Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải?,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế.

4. John Hartley (2004), Communication, cultural and media studies: The key concepts, Nxb Routledge.

5. Trần Lê Hoa Tranh (2017). Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc tại Việt Nam dưới góc nhìn

văn hoá đại chúng, Bài nghiên cứu của khoa Văn học - Trường ĐH KHXH và NV - ĐH Quốc

gia TP.HCM.

6. Hà Thanh Vân (2019). Một cách nhìn mới về truyện ngôn tình Trung Quốc

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)