Các nhóm yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ (Trang 29 - 31)

VI. Kết cấu luận văn

1.3.1. Các nhóm yếu tố bên ngoài

* Nhân tố về cơ chế, chính sách và luật pháp của nhà nước đối với phát triển giáo dục và đào tạo

Hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các trường THPT hiện nay đang được Nhà nước rất quan tâm, Nhà nước đã tạo những điều kiện rất thuận lợi để công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trường được thực hiện tốt được thể hiện qua các qua các chính sách như: chiến lược phát triển giáo dục các giai đoạn, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Chẳng hạn như chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15-06-2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng và nâng cao đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Nhà trường đã quán triệt và xác định đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt trong việc duy trì và phát triển nhà trường, là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.

Nhà trường phải coi trọng theo hướng chuẩn hóa việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đặc biệt nâng cao phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Đây là một cơ hội rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của trường THPT.

* Nhân tố kinh tế

Trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế cả nước ta ngày một tăng, đời sống của bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới (khoảng trên dưới 9%) chỉ sau Trung Quốc nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP, tuy

nhiên theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại vì cơ sở hạ tầng không theo kịp.

Bên cạnh đó, nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày một chú trọng hơn, các trường đào tạo nhân lực cho đất nước ngày càng phải đáp ứng được nhu cầu của người học ngày càng tăng, đòi hỏi cao về chất lượng đào tạo và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong tương lai.

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, các tổ chức một mặt phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động bằng cách cho nhân viên nghỉ việc, tạm nghỉ không lương hoặc giảm phúc lợi,… ngược lại, khi kinh tế có chiều hướng phục hồi trở lại, tổ chức lại có nhu cầu nâng cao chất lượng lao động để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo nhân viên chất lượng cao.

* Nhân tố văn hóa - xã hội

Văn hóa, xã hội của một nước ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại, nó có thể gây kìm hãm việc cung cấp nhân tài cho tổ chức. Sự thay đổi giá trị văn hóa của một nước cũng làm ảnh hưởng đến công tác phát triển nhân lực. Hiện nay tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng tăng. Điều này cũng tác động không nhỏ đến các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực là nữ trong tổ chức vì các tổ chức phải đưa thêm các ưu đãi đối với phụ nữ trong quá trình làm việc, tạo môi trường làm việc phù hợp với tâm lý và sức khỏe của lao động nữ.

Sự thay đổi về lối sống trong xã hội cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của các tổ chức. Đã có sự chuyển dịch một lượng lớn lao động từ khu vực sản xuất hàng hóa sang khu vực dịch vụ như ngành giáo dục, giao thông, truyền thông, các dịch vụ kinh doanh như quản cáo, tư vấn về pháp luật, dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng…Khi này, các tổ chức sẽ phải dựa vào sự thay đổi đó phát triển nguồn nhân lực của mình như: bố trí lao động, thu hút lao động, thù lao lao động…cho phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức mình.

* Nhân tố về đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản lý không phải chỉ cạnh tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà bỏ quên nguồn tài nguyên quý giá: nguồn nhân lực. Để tồn tại và phát triển không còn con đường nào ngoài con đường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức một cách hiệu quả, vì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là nguồn gốc cho mọi thành công của tổ chức.

Để thực hiện được điều đó tổ chức phải có các chính sách hợp lý, phải biết động viên, thăng thưởng hợp lý, phải tạo ra bầu không khí văn hóa gắn bó… Ngoài ra tổ chức phải có một chế độ chính sách lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, phải cải tiến môi trường làm việc và cải tiến các chế độ phúc lợi. Nếu không thực hiện được tổ chức có thể mất đi các nhân tài vì các đối thủ cạnh tranh có thể có các chính sách đãi ngộ thích hợp và thu hút nhân tài của tổ chức. Sự ra đi của nhân viên không chỉ thuần túy là vấn đề lương bổng, phúc lợi mà nó còn tổng hợp của nhiều vấn đề khác.

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w