Đối với Học viện Báo Chí và Tuyên truyền

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần truyền thông e life việt nam (Trang 28 - 33)

26 Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình 59130 27Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc5

4.2. Đối với Học viện Báo Chí và Tuyên truyền

Học viện đã tiến hành công tác chỉ đạo và lên kế hoạch chi tiết cho nhiệm vụ thực tập các học viên về tham gia hoạt động công tác của cơ quan và các trường chính trị địa phương chu đáo.

Học viện đã có sự kiểm tra liên lạc xuyên suốt quá trình thực tập.

Bên cạnh đó, có một số hạn chế và bản thân thực tập sinh xin đề ra kiến nghị sau:

- Học viện và khoa chủ quản cần có những hướng dẫn cụ thể, đề xuất phương hướng thực tập rõ ràng hơn nữa cho sinh viên trước khi thực tập để tránh sinh viên rơi vào tình trạng bị động trước công việc tại cơ quan thực tập.

- Học viện và khoa chủ quản cần giữ mối liên hệ mật thiết với cơ quan thực tập để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực tập của sinh viên cũng như có sự kiểm tra giám sát đồng đều các cơ sở thực tập.

- Học viện cần xem xét nhiệm vụ đặt ra cho sinh viên thực tập, đặc biệt đối với sinh viên thực tập tại các trường chính trị khi vấn đề bài giảng, soạn giảng khá áp lực và không hợp lý trong quá trình thực tập.

C. KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Truyền thông E.Life Việt Nam, với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ trong cơ quan, sinh viên đã rút ra được nhiều bài học bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu góp phần phục vụ cho học tập và công tác sau này của bản thân.

Không những thu nhận được những kiến thức và kinh nghiệm, sau đợt thực tập sinh viên còn được bồi dưỡng về tinh thần say mê nghề nghiệp, trách nhiệm

trong công tác và xây dựng tác phong làm việc tại công sở. Bước đầu giúp sinh viên hình dung được con đường tương lai sau này, là cơ sở quan trọng để sinh viên có thể hoàn thiện bản thân, ý thức tự giác trong công việc, tạo tiền đề cho đợt thực tập đạt kết quả cao.

Thời gian thực tập là lúc sinh viên được tiếp thu những kiến thức quý giá về thực tiễn ngành nghề, về văn hóa ứng xử công sở, về tình hình phát triển của truyền thông hiện đại và có những kiến thức nhất định trong lĩnh vực này, là tiền đề quan trọng để phát triển công việc trong tương lai.

Với những nhiệm vụ đã hoàn thành ở trên, bản thân sinh viên cho thấy: Kế hoạch của Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ quan, được học tập và trực tiếp làm việc là điều hết sức cần thiết, mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho các bạn sinh viên.

Chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Truyền thông E.Life Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên hoàn thành khóa thực tập này.

Cảm ơn Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, khoa Chính trị học đã lên kế hoạch tổ chức một khóa thực tập bổ ích cho sinh viên toàn khóa./.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tình hình phát triển lĩnh vực báo chí và phát thanh truyền hình năm 2015

Đến nay, cả nước có 858 cơ quan báo chí in (Trong đó có: 199 cơ quan báo in chiếm 24% (86 báo trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể; 113 báo địa phương) và 659 tạp chí chiếm 76% (522 tạp chí trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và viện nghiên cứu; 137 tạp chí địa phương).; 105 cơ quan báo điện tử (Trong đó có: 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập), 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình (Trong đó có: 02 đài Trung ương, 64 đài địa phương (riêng TP. Hồ Chí Minh có 02 đài: Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh). với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài.

Hiện cả nước có tổng số 182 kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá, gồm: 105 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 77 kênh chương trình phát thanh, quảng bá. Đặc biệt có 06 kênh truyền hình hoạt động không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng, bao gồm các kênh: Truyền hình VOV, Truyền hình Công an nhân dân, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình quốc phòng, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân. Hệ thống truyền hình trả tiền đến hết năm 2015 có 31 đơn vị cung cấp dịch vụ với 73 kênh truyền hình và 09 kênh phát thanh trong nước. Số lượng kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền hình trả tiền là 40 kênh. Truyền hình trả tiền sử dụng 04 loại công nghệ truyền dẫn, gồm: truyền hình cáp (gồm cả IPTV), truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh và truyền hình di động. Hiện nay, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền khoảng 9,9 triệu, trong đó số lượng thuê bao truyền hình cáp chiếm

80,8%. Tổng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền là 9.624 tỷ đồng, thu hút khoảng 9.500 lao động.

Một số chỉ tiêu cụ thể đạt được trong năm 2015:

1. Tổng doanh thu phát sinh toàn ngành: ước đạt 520.000 tỷ đồng. (không tính công nghiệp CNTT)

2. Tổng nộp ngân sách nhà nước: ước đạt 63.880 tỷ đồng. 3. Tỷ lệ thuê bao di động: 140 thuê bao/100 dân. 4. Tỷ lệ thuê bao internet băng rộng cố định: 8,2 thuê bao/100 dân. 5. Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động: 40 thuê bao/100 dân. 6. Tỷ lệ người sử dụng internet: 52% dân số.

7.Tỷ lệ phủ sóng di động: 94%. 8. Tỷ lệ số xã có máy điện thoại: 100%. 9. Tỷ lệ số xã có Điểm Bưu điện-văn hoá xã: 98%.

10. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh: trên 98% diện tích cả nước. 11. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình: trên 98% diện tích cả nước.

Nguồn: Ban biên tập Cổng TTĐT Bộ TT&TT - Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 của Bộ TT&TT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần truyền thông e life việt nam (Trang 28 - 33)