Tình hình thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính ở UBND xã Xuân Thành.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở xã xuân thành – huyện thọ xuân – thanh hóa, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Bộ phận "một cửa" tại UBND xã Xuân Thành

Cơ chế “một cửa” được xã thực hiện một cách nghiêm túc. 100% các thủ tục hành chính đã áp dụng cơ chế “ một cửa”. Nhìn chung, các loại dịch vụ theo quy định của Chính phủ đều được thực hiện qua bộ phận ”một cửa” như lĩnh vực lao động thương binh xã hội, địa chính, đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng và công chứng; thẩm định dự án đầu tư, quyết toán công trình... Các thủ tục hành chính, lệ phí thời gian và địa điểm giải quyết đều công khai rõ ràng. Từ đó người dân, doanh nghiệp và tổ chức dễ dàng tiếp xúc với chính quyền, tạo điều kiện cho họ tuân thủ đúng luật, tiết kiệm được thời gian công sức và tiền của của nhân dân. Nhân dân và doanh nghiệp có điều kiện giám sát công chức thi hành nhiệm vụ, công việc cơ bản được giải quyết thông suốt.

Hiện nay, các yêu cầu công việc của nhân dân, doanh nghiệp được giải quyết kịp thời qua cơ chế “một cửa” đã thực sự giảm phiền hà và tiêu cực. Nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp, UBND xã đã kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Trung tâm giao dịch một cửa xã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

trên các lĩnh vực: Lao động – Thương binh và Xã hội và các chính sách xã hội; tư pháp hộ tịch; đăng ký kinh doanh; xây dựng cơ bản và cấp giấy phép xây dựng nhà ở; cấp đổi, đơn thư khiếu nại, tố cáo ... Các thủ tục hành chính, quy định về hồ sơ, trình tự, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, trách nhiệm của cơ quan, cán bộ công chức thi hành công vụ được niêm yết công khai, rõ ràng. Hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi tham gia các giao dịch hành chính. Hiện UBND xã đang hoàn thiện cơ chế này để làm tiền đề cho giai đoạn theo cơ chế “ một cửa liên thông”.

2.2.3. Những hạn chế, tồn tại trong công tác cải cách thủ tục hànhchính của xã. chính của xã.

Thủ tục hành chính vẫn chưa giảm nhiều, hiệu quả của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa cao. Nhiều hồ sơ giải quyết chưa đúng hẹn nhất là trong nhiều lĩnh vực. Sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành, triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính ở một số bộ phận chưa quyết liệt, mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Đội ngũ cán bộ, công chức về năng lực còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực tin học, ứng dụng công nghệ. Về đạo đức phẩm chất thì một bộ phận cán bộ công chức vẫn còn hách dịch, sách nhiễu, và còn cần đến chất “bôi trơn” để giải quyết công việc được nhanh chóng hơn. Công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính tiến hành chưa mạnh, chưa có chiều sâu nên chưa tạo được bước đột phá trong nhận thức về trách nhiệm thực hiện công vụ, cũng như tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trong cán bộ, đảng viên , người dân.

Cách thức, lề lối làm việc của cơ quan hành chính chưa có nhiều thay đổi, tình trạng văn bản, giấy tờ, hội họp vẫn còn nhiều… Hoạt động của trung tâm giao dịch một cửa đã đi vào nền nếp nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Nhiều thủ tục vẫn chưa được nghiên cứu đơn giản hoá kịp thời; công khai thủ tục hành chính chưa đầy đủ, hướng dẫn thủ tục hành chính của một

bộ phận cán bộ chưa tốt, giải quyết thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực, công việc còn chậm thời gian so với quy định. Đặc biệt là các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, xây dựng, kiểm tra cấp phép đầu tư, xử lý sau thanh tra.

Việc thực hiện cơ chế “ một cửa” còn thiếu đồng bộ, việc giải quyết những hồ sơ có tính chất liên ngành như đất đai, xây dựng thì người dân và doanh nghiệp còn phải liên hệ với nhiều bộ phận, nhiều cấp. Việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ còn bị hạn chế, một phần do sự lạ lẫm của người dân, phần vì trình độ của đội ngũ cán bộ. Và xã vẫn chưa thực hiện được cơ chế “một cửa liên thông”.

Sở dĩ có những hạn chế như vậy là do nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền xã còn ảnh hưởng của cơ chế cũ, đội ngũ cán bộ cũng như người dân chưa kịp thích nghi với khoa học công nghệ trong cải cách thủ tục hành chính; các biện pháp trong cải cách thủ tục hành chính chưa đủ mạnh, sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành, triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính chưa thực sự quyết liệt, nhiều khi còn mang tính hình thức nên hiệu quả thấp. Công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính tiến hành chưa mạnh và thiếu chiều sâu. Vì vậy, chưa tạo được bước đột phá trong nhận thức về trách nhiệm thực hiện công vụ cũng như tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trong cán bộ, đảng viên, chưa tạo được hiểu biết cho một bộ phận nhân dân.

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, đơn vị để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính có tính chuyên nghiệp, dân chủ và vững mạnh, nhằm khơi dậy những tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực và thu hút đầu tư để thúc đẩy kinh tế xã ngày càng phát triển

Chương 3

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính ở xã xuân thành – huyện thọ xuân – thanh hóa, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)