Ảnh h−ởng của khả năng hấp thụ và thải hồi ẩm của vải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số tính chất vật lý của vải và đặc trưng vệ sinh trang phục603 (Trang 33 - 34)

Khi vải hấp thụ hay thải hồi ẩm, độ ẩm của vải thay đổi và có ảnh h−ởng lớn

đến đặc tính truyền nhiệt của vải. Khi độ ẩm của vật liệu tăng thì hệ số truyền nhiệt tăng. Điều này đ−ợc giải thích là khi các phân tử n−ớc hoặc hơi n−ớc xâm nhập vào cấu trúc vật liệu, do hệ số dẫn nhiệt của n−ớc rất lớn so với hệ số dẫn nhiệt của vật liệu dệt và không khí nên làm tăng đáng kể hệ số truyền nhiệt của vải.

Mặt khác, khi các xơ hấp thụ ẩm nhất là các xơ −a n−ớc, chúng có thể phồng lên do bị tr−ơng nở vì thế độ xốp, chiều dày và có thể cả sự uốn sóng của sợi trong vải cũng thay đổi từ đó ảnh h−ởng đến đặc tr−ng truyền nhiệt và truyền ẩm của vải.

ảnh h−ởng của độ ẩm đến khả năng truyền nhiệt của vải đã đ−ợc Y. Li và cộng sự [56] nghiên cứu. Từ kết quả đo hệ số dẫn nhiệt của những mẫu vải len có độ ẩm khác nhau, các tác giả đã xây dựng một hàm hồi quy biểu diễn quan hệ giữa hệ số dẫn nhiệt và độ ẩm của vải nh− sau:

λ = (38,493 - 0,720. W + 0,113. W2 - 0,002. W3). 10-3 (1.2) Trong đó: λ- hệ số dẫn nhiệt của vải (W.m-1.K-1)

Từ kết quả thực nghiệm trên cho thấy, khi độ ẩm của vải len tăng từ khoảng 4% thì hệ số dẫn nhiệt của vải tăng.

Anna M. Schneider và cộng sự [66] khi nghiên cứu thực nghiệm sự truyền nhiệt trong vải ẩm đã đo hệ số dẫn nhiệt của vải có chứa l−ợng n−ớc thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính dẫn nhiệt của vải tăng cùng với độ ẩm của vải và phụ thuộc vào đặc tính hút ẩm của xơ.

ảnh h−ởng của l−ợng n−ớc chứa trong vải do tác động của sự mao dẫn chất lỏng đến trở nhiệt của vải đã đ−ợc N.J. Brownless và cộng sự [58] phân tích và nghiên cứu lý thuyết. Tác giả đã mô phỏng cấu trúc vải gồm hai lớp theo chiều dày là lớp nền (bao gồm các xơ và không khí giữa chúng) và lớp bề mặt (bao gồm các đầu xơ và không khí giữa chúng). Sự lọt vào chiếm chỗ các khoảng không khí trong vải của chất lỏng làm thay đổi trở nhiệt của vải đ−ợc xác định theo ph−ơng pháp mô hình t−ơng tự dòng điện. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng bỏ qua ảnh h−ởng của sự thay đổi cấu trúc xơ khi hấp thụ n−ớc.

Nh− vậy, có thể thấy là khi thay đổi độ ẩm của vải thì cấu trúc hình học và hệ số dẫn nhiệt của vải thay đổi. Tuy nhiên, đến nay ch−a có những nghiên cứu đầy đủ về ảnh h ởng của độ ẩm đến đặc tr− −ng truyền nhiệt và truyền ẩm của quần áo. Trong tất cả những mô hình truyền nhiệt và truyền ẩm đã công bố, đều không đề cập đến sự thay đổi cấu trúc hình học khi vải hấp thụ hay thải hồi ẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số tính chất vật lý của vải và đặc trưng vệ sinh trang phục603 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)