Văn bản liên quan đến hoạtđộng trợgiúp người nghèo

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân tại xã trung sơn, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 32)

Nghị định số:136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. [16]

Quyết định số:1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. [24]

Quyết định số:1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, lao động nông thôn thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn. [19]

Quyết định số:565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 -2020. [26]

Quyết định số:14/2012/Q Đ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo. [21]

Kế ho ạch số:20/KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2018 -2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. [46]

ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về triển khai thực hiện chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020. [28]

Hệ thống pháp luật, chính sách xã hội, các chương trình, các đề án trợ giúp tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội cho NVCTXH phát triển.

Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em không phải mới được đặt ra, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, việc tuyên

bố “đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9) đã khẳng định với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân. Điều này tiếp tục được khẳng định qua các bản Hiến pháp sau này. Đó là “phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’ (Điều 24, Hiến pháp 1959); “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 59, Hiến pháp 1980). Đến Hiến pháp 1992 về cơ bản, quyền của phụ nữ trong Hiến pháp năm1992 kế thừa những quy định tiến bộcủa Hiến pháp năm 1980, nhưng nhấn mạnh thêm “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” (Điều 63). Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã có nhiều quy định mang tính đột phá nhằm đảm bảo bình đẳng giới, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em được dư luận trong nước và nước ngoài đánh giá cao, những quy định cởi mở, đậm tính quốc tế về quyền con người được thể hiện tập trung thành mục riêng, tạo thành điểm nhấn về nhân quyền ở Chương II và xuyên suốt toàn bộ Hiến pháp 2013. Theo đó, mọi người có quyền sống, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nhà ở, về đời sống riêng tư, bí

mật cá nhân và bí mật gia đình; Được pháp luật bảo hộ quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác theo quy định của luật.Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Phụ nữ được tạo điều kiện để phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.

Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP, phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ là một đối tượng hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội ở nước ta, họ được xếp vào nhóm đối tượng Người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo.

Kho ản 4 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP có quy định: “Người đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ là người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; Có chồng hoặc vợ đã chết; Có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất”.

Điểm g và điểm h, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP áp dụng cho phụ nữ nghèo đơn thân đang nuôi con nhỏ: Người thuộc hộ nghèo không có chồng; Có chồng đã chết; Có chồng mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bao gồm: Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, đã làm rõ một số khái niệm công cụ để phục vụ nghiên cứu đề tài, bao gồm các khái niệm: Công tác xã hội, nhân viên Công tác xã hội, khái niệm nghèo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo đơn thân, các đặc điểm tâm lý, khó khăn và những nhu cầu cơ bản của phụ nữ nghèo đơn thân. Đặc biệt, chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân và trọng tâm vào bốn vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ PNNĐT bao gồm: Vai trò là người vận động nguồn lực; vai trò là người kết nối; vai trò là người tham vấn và vai trò là người giáo dục. Trên cơ sở các vai trò của NVCTXH, tác giả đề cập đến một số yếu tố tác động tới vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân tương ứng các vai trò trên, các căn cứ pháp lý của vai trò NVCTXH. Những lý luận này là cơ sở để tác giả tìm hiểu thực trạng vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃHỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN TẠI XÃ • •

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân tại xã trung sơn, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 32)