Đánh giá vai trò là ngườikết nối của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân tại xã trung sơn, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 69 - 75)

Cũng như vai trò là người vận động nguồn lực, tại địa bàn xã Trung những cán bộ như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên, công chức Lao động - Thương binh & Xã hội và các trưởng xóm. Cũng là những cán bộ vừa công tác nhiệm vụ chuyên môn vừa đồng thời là ngườikết nối.Người vận độngnguồnlực và

người kết nối có mối

quan hệ tương tác mật thiết với nhau, chính vì vậy một người có hai vai trò đồng thời như trên sẽ có những thuận lợi nhất định trong hỗ trợ PNNĐT khi vừa nắm bắt rõ được các nguồn lực tại địa phương, vừa kịp thời biết được những nhu cầu cầnthiếtcủa PNNĐT, có thể

vận động

các nguồn

lựcmột

cách hiệu quả phù hợp với nhu cầu cần được kết nối.

PNNĐT gặp phải rất nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống của họ và họ thường có rất nhiều nhu cầu thiếu hụt cần được hỗ trợ: từ khó khăn trong tìm kiếm việc làm, vấn đề về kinh tế, giáo dục, sức khỏe. qua những

khảo sát về trình độ học vấn, việc làm cũng như những nhu cầu, nguyện vọng của PNNĐT tại xã Trung Sơn đây có thể nói đây là những vấn đề cấp bách cần được hỗ trợ tháo gỡ của hộ nghèo nói chung và PNNĐT nói riêng.

Ngoài hoạt động đánh giá nhu cầu của đối tượng cán bộ kết nối cần phải xác định, đánh giá được các nguồn lực cộng đồng hiện có tại địa phương, những nguồn lực nào sẵn có, phù hợp, cần thiết đối với đối tượng. Đây cũng chính là hoạt động tìm kiếm nguồn lực trong hỗ trợ những người PNNĐT.

Qua tìm hiểu thông tin từ lãnh đạo địa phương và cán bộ kết nối tại xã Trung Sơn cho thấy: trong các cuộc họp, thảo luận nhóm có thực hiện hoạt động xác định và đánh giá các nguồn lực cộng đồng nói chung và nguồn lực cộng đồng trong hỗ trợ PNNĐT nói riêng (nguồn ngoại lực), bằng cách nắm bắt và liệt kê được những nguồn lực cộng đồng có tại địa phương, phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của từng nguồn lực để áp dụng kết nối nguồn lực.

Hình thức kết nối:

Thứ nhất là thông qua cán bộ kết nối, đây là hình thức phổ biến nhất. Hình thức phổ biến thứ hai là qua các cuộc họp của chính quyền địa phương triển khai các chính sách, kế hoạch về các nội dung hỗ trợ hộ nghèo và giao nhiệm vụ cho các thành viên; đồng thời tổ chức các cuộc họp có các thành phần như các đơn vị doanh nghiệp, người dân; họp các chi hội để thông báo về nội dung và các hoạt động. Những PNNĐT đủ điều kiện tham gia đăng ký hoặc được thôn bình xét để được tham gia các chương trình và được giúp đỡ, hưởng lợi ích.

Ngoài ra, hình thức thông qua tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh từ xã tới các xóm, khu dân cư được sử dụng ít hơn. Một số hình

thức khác như: Qua xem ti vi, nghe đài, PNNĐT biết được thông tin từ địa phương khác và liên hệ chính quyền địa phương mình hoặc cán bộ kết nối để tìm hiểu, hay qua truyền miệng - người này nói chuyện với người kia. tuy nhiên hình thức này cũng không phổ biến.

Như vậy, với các hình thức kết nối như trên thì hình thức thông qua cán bộ kết nối và qua các cuộc họp của chính quyền địa phương là hai hình thức phổ biến hơn cả, và cũng chính là những hình thức chính thống, trực tiếp và đạt được hiệu quả hơn các hình thức khác.

Bảng 2.9: Số lượng phụ nữ nghèo đơn thân được kết nối với các nguồn lực, chính sách, dịch vụ xã hội STT Các nguồn lực, chính sách, dịch vụ Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe 47 72,30 2 Dịch vụ dạy nghề, việc làm 39 60 3 Chính sách vay vốn ngân hàng 31 47,69 4 Chính sách về BHYT 65 100

5 Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa

bàn 19 29,23

6 Các nhà hảo tâm, từ thiện 65 100

7 Anh em/ họ hàng/ làng xóm 38 58,46

8 Khác. 24 36,92

(Nguồn khảo sát tháng 6/2019)

Trong tổng số 65 hộ gia đình PNNĐT được khảo sát, 100% các hộ đều được kết nối ít nhất 01 lượt tới các nguồn lực cộng đồng, không có hộ nào chưa được kết nối nguồn lực trong hỗ trợ, giải quyết vấn đề.

Quy trình kết nối: Sau khi nắm bắt thông tin từ cán bộ các xóm, cán bộ KNNL xuống các xóm gặp gỡ, trò chuyện và trao đổi trực tiếp với đối tượng. Trực tiếp hướng dẫn đối tượng viết đơn đề nghị hỗ trợ, có xác nhận của trưởng xóm sau đó tổng hợp và báo cáo với lãnh đạo địa phương các vấn đề khó khăn đang gặp phải và nhu cầu của hộ, đề xuất tham mưu với lãnh đạo tổ chức họp Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững, thảo luận, tìm các phương án giải quyết cũng nhưliên hệvận động các

nguồn lựcsẵn có hỗ trợ cho đối

tượng.

Kết quả giới thiệu, kết nối: hỗ trợ xin việc làm cho PNNĐT trong các doanh nghiệp trên địa bàn; 02 đơn vị dạy nghề và giới thiệu việc làm cho 39 PNNĐT, chiếm 60 %; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội huyện Lương Sơn giúp 31 hộ vay vốn ngân

hàng, chiếm 47,69 %; 01 Hợp tác xã Chuối viba hỗ trợ dạy nghề cho 12 PNNĐT; .Hàng năm, trong các dịp lễ tết Nguyên đán kết nối được với các Nhà hảo tâm, từ thiện ở Hà Nội tặng các xuất quà cho hộ nghèo, cận nghèo, và trao các xuất học bổng cho các học sinh nghèo. Trong các hộ nghèo nói chung có PNNĐT. Việc làm này được duy trì nhiều năm, những nhà hảo tâm, từ thiện này đều là con em địa phương đi xây dựng kinh tế thành đạt, trong quá trình tổ chức các chương trình hỗ trợ đều có sự phối hợp với Công chức LĐTBXH để tìm hiểu các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm mục đích hỗ trợ một cách hiệu quả đúng đối tượng và kịp thời.

Người kết nối là các cán bộ kết nối đã chủ động tìm gặp, thu thập các kênh thông tin thân cận của phụ nữ nghèo đơn thân, trực tiếp trao đổi, làm việc, nắm bắt được tâm tư tình cảm, nhu cầu cảu họ, cùng với hỗ trợ họ xác định được vấn đề ưu tiên của mình trong rất nhiều những vấn đề cùng gặp phải tại thời điểm. Có thể động viên, khích lệ phụ nữ nghèo đơn thân nói lên chính mong muốn của mình và những nguồn lực có thể hỗ trợ cho mình.

Mức độ hài lòng của PNNĐT:

được tiếp cận với các nguồn lực 81

Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của phụ nữ nghèo đơn thân khi được tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ cho thấy: có 27/ 65 người được hỏi cho biết hài lòng, chiếm 41,5 %; 20 người trả lời bình thường chiếm 30,8 %; chỉ có 18 người cho biết rất hài lòng chiếm 27,7 %; không có ai trả lời không hài lòng và rất không hài lòng.

Việc kết nối các nguồn lực hỗ trợ PNNĐT đạt tỷ lệ vẫn còn thấp, cán bộ kết nối chưa khai thác triệt để được những nguồn lực sẵn có để hỗ trợ cho đối tượng như: Người thân, họ hàng, làng xóm, các đơn vị tổ chức, xã hội....cán bộ kết nối chưa áp dụng được nhiều những kỹ năng CTXH trong quá trình vận động các nguồn lực hỗ trợ cho PNNĐT, mà chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn của b ản thân và chỉ đạo từ cấp trên vì vậy chất lượng và hiệu quả của việc kết nối hỗ trợ cho PNNĐT vẫn chưa cao.

Dân cư trên địa bàn sống rải rác, không tâm trung nên thời gian để cán bộ kết nối gặp gỡ, tìm hiểu thông tin còn mất nhiều thời gian trong khi số lượng cán bộ làm công tác kết nối không nhiều. Một số còn phải đến gặp nhiều lần do đối tượng đi làm, gây khó khăn trong công tác hỗ trợ..

2.2.3. Đánh giá vai trò là người tham vấn của nhân viênCông tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân tại xã trung sơn, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w