Xét về cơ cấu thị trường cho thấy:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. (Trang 54 - 55)

41 25 30 20 25 35 28 Với mạng đường bay như trên mới chỉ bao phủ hầu hết các tỉnh thành

2.5.1.Xét về cơ cấu thị trường cho thấy:

Thị trường ĐBA có tốc độ tăng trưởng rất nhanh bao gồm những đường bay vàng bởi nguòn khách bản địa lớn. Đây là thị trường quan trọng nhất của VNA, chiếm trên 50% dung lượng thị trường QT, cùng với các thị trường ĐNA - Thái Lan hợp thành thị trường khu vực Châu Á chiếm 90% số lượt khách vận chuyển, và đây là nguồn thu mang tính chất quyết định của VNA. Với cơ cấu thị trường như vậy nên khi cơn bão tài chính tiền tệ và suy thối kinh tế hoàn thành các nước được coi là mạnh trong khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của VNA.

Ngoài ra trong khu vực thị trường này tính chất cạnh tranh rất gay gắt do có nhiều hãng lớn với tiềm lực tài chính mạnh và uy tín cao hơn hẳn cùng khai thác làm cho VNA đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn ở thị trường mang tính chất quyết định của mình.

Thị trường châu Âu được coi là thị trường xuyên lục địa đầu tiên của VNA, nguồn khách khá quan trọng của thị trường này chủ yếu là Việt Kiều. Tuy nhiên, thị trường này cũng bị chia sẻ do có nhiều hãng HK mạnh trên thế giới cùng khai thác như AF, THAI, SIA v.v… và khơng có cơ hội để phát động thương quyền 6 từ Châu Âu qua Việt Nam.

Thị trường Úc, VNA mới tập trung khai thác được nguồn khách Việt kieeuf với tần suất bay thấp 2 chuyến/tuần và phải chịu sự cạnh tranh và phân chia thị trường với các hãng khu vực ĐNA, cũng như hai hãng HK mạnh của úc là Qantas và Ansett. Đặc biệt thị trường này VNA không khai thác được nguồn khách mang lại thu nhập cao.

Với thị trường Bắc Mỹ, hiện nay VNA chưa có đường bay thẳng, mà chỉ sử dụng hình thức trao đổi chỗ với China Airlines (Đài Loan) và Philipines Airlines (Phi-lip-pin), do vậy cũng mới chỉ nắm được một phần quá nhỏ của thị trường này.

Đứng trước những diễn biến về thị trường như vậy, VNA đã chọn chính sách phát triển thị trường là vừa cạnh tranh, vừa tìm khả năng hợp tác kinh doanh với các đối tác. Trên các đường bay QT, VNA đã liên doanh và thực hiện việc trao đổi chỗ với nhiều hãng HK nước ngoài như Cathay Pacific, Korean Airlines, Singapore Airlines, Japan Airlines.v.v. Thị phần của VNA trên các đường bay QT đi và đến Việt Nam đã tăng từ 28,2% năm 1999 lên 42,9% năm 2002 . Mặc dù vẫn còn là một con số khiêm tốn nhưng cũng đã phản ánh được những cố gắng rất lớn trong cạnh tranh của VNA khi tiềm lực còn yếu kém hơn nhiều so với các đối tác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. (Trang 54 - 55)