41 ở các tỷ lệ Si/Al = 80(a), 40(b), 20(c), 10(d)
3.1.5. Nghiên cứu quá trình tạo viên oxit nhôm
Để chất mang có thể ứng dụng trong cơng nghiệp thì cần phải tạo viên chất mang từ dạng bột. Viên chất mang có thể có nhiều hình dạng khác nhau như dạng bi (hình cầu), dạng trụ hay dạng giọt. Tùy yêu cầu đối với từng kiểu thiết bị và cơng nghệ phản ứng khác nhau mà kích thước của viên chất mang có thể khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung đối với viên chất mang là có độ bền cơ cao, khả năng chống mài mịn tốt và tính chất xúc tác của dạng viên khơng thay đổi nhiều so với dạng bột.
Với bốn nguồn chất mang tổng hợp được, chúng tôi chọn hai loại chất mang
là dạng -Al2O3 và dạng vơ định hình để khảo sát, nghiên cứu quá trình tạo viên.
Đây là hai loại chất mang có độ bền nhiệt rất cao và có khả năng ứng dụng ngay
trong công nghiệp lọc – hóa dầu, đặc biệt là ứng dụng trong quá trình khử lưu huỳnh ra khỏi nhiên liệu. Hai loại chất mang thế hệ mới là nhơm oxit mao quản
trung bình có trật tự (mao quản dạng hexagonal) và Al-MCM-41 có khả năng tạo ra
các hệ xúc tác có hoạt tính rất cao, tuy nhiên cần phải được nghiên cứu tiếp để tăng độ bền của khung mao quản cũng như thời gian sống của xúc tác.
69
Phương pháp tạo viên được sử dụng là phương pháp peptit hóa chất mang hoặc tiền chất mang sau đó được tạo viên qua thiết bị tạo viên.
Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình tạo viên là giai đoạn peptit hóa. Nếu giai đoạn này q trình peptit hóa diễn ra tốt thì viên thu được có độ bền cơ cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình peptit hóa là: bản chất axit dùng để peptit hóa, nồng độ axit, thời gian peptit hóa.