1. Cặp oxi hoá - khử của kim loại.
Trong những điều kiện nhất định, cân bằng.
có thể xảy ra theo 1 chiều xác định. Trong đó : Me là dạng khử,
Men+ là dạng oxi hoá.
Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố tạo thành cặp oxi hoá - khử (oxh.kh).
Ví dụ:
Các cặp oxi hố - khử : Fe2+.Fe, Cu2+.Cu, Al3+.Al. 2. Điện thế oxi hoá - khử.
Để đặc trưng cho khả năng oxi hoá - khử của một cặp oxi hoá - khử, người ta dùng đại lượng gọi là điện thế oxi hoá - khử và ký hiệu Eoxh.kh.
Khi nồng độ dạng oxi hoá và nồng độ dạng khử bằng 1mol/l ( oxh = kh = 1mol/l), ta có thể oxi hoá - khử chuẩn oxh.kh.
3. Ý nghĩa của dãy thế điện hoá của kim loại a) Dự đoán chiều phản ứng giữa 2 cặp oxh - kh: Khi cho 2 cặp oxh - kh gặp nhau, dạng oxh của cặp nằm ở bên phải (có thế oxh - kh lớn hơn) oxh được dạng khử của cặp nằm ở bên trái. Ví dụ:
Có 2 cặp oxh - kh : Zn2+.Zn và Fe2+.Fe phản ứng:
Có 2 cặp oxh - kh: Zn2+.Zn và Cu2+.Cu phản ứng:
b) Những kim loại đứng trước H (phía trái) đẩy được hiđro ra khỏi dd axit.
Ví dụ:
V. Hợp kim
1. Định nghĩa
Hợp kim là chất rắn thu được sau khi nung chảy một hỗn hợp nhiều kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại và phi kim.
2. Cấu tạo của hợp kim
Hợp kim thường được cấu tạo bằng các loại tinh thể:
a) Tinh thể hỗn hợp: Gồm những tinh thể của các đơn chất trong hỗn hợp ban đầu, khi nóng chảy chúng khơng tan vào nhau.
b) Tinh thể dd rắn: Là những tinh thể được tạo thành sau khi nung nóng chảy các đơn chất trong hỗn hợp tan vào nhau
c) Tinh thể hợp chất hoá học: Là tinh thể của những hợp chất hoá học được tạo ra sau khi nung nóng chảy các đơn chất trong hỗn hợp.
3. Liên kết hoá học trong hợp kim:
Liên kết trong hợp kim chủ yếu là liên kết kim loại. Trong loại hợp kim có tinh thể là hợp chất hoá học, kiểu liên kết là liên kết cộng hố trị.
Hợp kim có những tính chất hố học tương tự tính chất của các chất trong hỗn hợp ban đầu, nhưng tính chất vật lý và tính chất cơ học lại khác nhiều.
5. Ứng dụng:
Hợp kim được dùng nhiều trong:
Công nghiệp chế tạo máy: chế tạo ôtô, máy bay, các loại máy móc… Cơng nghiệp xây dựng…