Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu BAO CAO NCKH 1 (Trang 26 - 28)

Như đã giới thiệu, sản phẩm được chọn cho nghiên cứu này là sản phẩm giày, mẫu nghiên cứu đã được lựa chọn phi ngẫu nhiên thuận tiện mang tính chủ quan của người nghiên cứu, về giới tính, độ tuổi, và tính dễ tiếp cận của đối tượng mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận được. Chủ yếu thông qua các mối quan hệ của nhóm nghiên cứu, và lựa chọn đối tượng có nhóm tuổi, thu nhập bằng nhận định chủ quan của người nghiên cứu khi tiếp cận tại các địa điểm phát phiếu hỏi trực tiếp.

Nhóm tuổi được chú trọng trong nghiên cứu là nhóm tuổi từ 25-35 tuổi vì đây là nhóm người đã đi làm, có thu nhập ổn định, là người trực tiếp mua hàng và có quyền ra quyết định, nghiên cứu tập trung vào nhóm tuổi này thể hiện độ chính xác và ý nhĩa của nghiên cứu cao hơn. Bằng các mối quan hệ của người khảo sát, các phiếu hỏi đã được gửi đến những người trong độ tuổi này để nghiên cứu. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu dưới 25 tuổi cũng đã được chọn trong nhóm tuổi nghiên cứu để só sánh sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, trong nhóm tuổi dưới 25 tuổi, mẫu được chọn cũng chủ yếu là người đã đi làm và một phần nhỏ sinh viên có hành vi mua giày nội, giày ngoại thường xuyên mà nhóm nghiên cứu biết.

Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo likert 5 mức độ làm thang đo lường.

Phiếu hỏi đã được gửi đến các đối tượng được chọn theo nhóm tuổi là chủ yếu bằng phương thức trực tuyến qua mạng hoặc mang trực tiếp đến. Việc phát phiếu hỏi tại các địa điểm định trước như siêu thị, cửa hàng cũng đã được diễn ra.

Đã có 220 người tham gia khảo sát và thu về 220 phiếu trả lời. Sau đó dữ liệu thu về được chọn lọc, loại bỏ đi 24 phiếu trả lời không hợp lệ và thiếu logic, nhóm nghiên cứu thu được 196 phiếu chất lượng để tiến hành phân tích bằng mô hình hồi quy đa biến.

Đã có nhiều ý kiến đưa ra về kích thước mẫu tối thiểu, trong đó tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phụ thuộc vào cách xử lí dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Đối với phân tích mô hình hồi quy đa biến theo cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n>50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Như vậy có 3 biến độc lập được đưa ra trong nghiên cứu, vậy kích thước mẫu tôi thiểu là 74.

Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) kích thước mẫu tối thiểu dựa trên số thang đo, ít nhấp mỗi thang đo là 5 mẫu, như vậy có 31 thang đo được sử dụng trong bài, vậy kích thước mẫu tối thiểu là 155. Như vậy số lượng mẫu nghiên cứu là 220 trong đó loại đi 24 phiếu trả lời không hợp lệ, như vậy kích thước mẫu là 196 và đã đạt yêu cầu để nghiên cứu.

Bảng 3.6 Kích thước mẫu nghiên cứu

Giới tính Độ tuổi Thu nhập Trình độ học

vấn Nam Nữ <25 tuổi 25-35 tuổi 36-45 tuổi Trên 45 tuổi <9 triệu Từ 9- 20 triệu >20 triệu < Đại học >= Đại học 56 140 82 80 24 10 127 60 9 48 148

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH SỐNG, VỊ CHỦNG TIÊU DÙNG, CHỦ NGHĨA VẬT CHẤT ĐẾN HÀNH VI MUA SẢN PHẨM GIÀY SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BAO CAO NCKH 1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w