Phần 4: Phòng ngừa các bệnh nội khoa.

Một phần của tài liệu 800 mẹo vặt trong cuộc sống (Trang 66 - 68)

Chương VI I: Các phương pháp chữa bệnh thông thường.

Phần 4: Phòng ngừa các bệnh nội khoa.

Khi bệnh đau nửa đầu phát bệnh, ta ngâm tay vào 1 chậu nước nóng (nhiệt độ nước phải thật nóng nhưng đảm bảo không làm bỏng da tay là được) lượng nước ngập qua bàn tay là được. Mỗi lần ngâm nửa tiếng. Trong quá trình ngâm, liên tục đổ nước nóng vào để luôn đảm bảo nhiệt độ nước. Kiên trì ngâm nhiều lần, bệnh sẽ đỡ nhiều.

672. Chải đầu chữa được đau thần kinh tam giác (đôi thứ 5 thần kinh não)

Những người bị bệnh đau thần kinh tam giác hàng ngay trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy dùng lược gỗ chải từ trán qua đỉnh đầu xuống đến sau cổ. Lúc bắt đầu chải, mỗi phút chải khoảng 25 lần, 5 phút sau tăng dần tốc độ chải. Khi chải dùng lực phải đều tay, mạnh nhưng không được làm xước da đầu. Mỗi lần chải 10 phút, 1 tuần sau sẽ thấy đỡ đau, sau 1 tháng cơ bản chữa khỏi.

673. Vỏ nhãn chữa được bệnh chóng mặt.

Lấy khoảng 15g vỏ nhãn, đun lấy nước, khi bị chóng mặt uống sẽ hết. Ngoài ra nước vỏ nhãn còn có tác dụng giải gió sáng mắt.

674. Cách chống say tàu xe.

- Khi trẻ đi tàu xe bị chóng mặt, ta có thể lấy 1 miếng gừng nhỏ nhét vào rốn trẻ, lấy băng dính vải dính vào là được.

- Trước khi lên tàu xe, ta đặt 1 miếng gừng tươi hoặc bôi một ít dầu gió vào khẩu trang đeo vào miệng, khi đi sẽ đỡ đau đầu.

- Trước khi đi tàu xe hoặc máy bay nên ngủ đầy đủ, không nên ăn quá no hoặc nhịn đói, khi ăn , ăn ít đồ mỡ. Khi ngồi trên xe, nên chọn chỗ thoáng gió, mắt nhìn xa sẽ thấy bớt cảm giác say.

- Ta có thể làm 1 đôi găng cổ tay, phía trong đặt 1 vật tròn cứng. Trước khi bị say xe đeo găng vào cổ tay, cho vật tròn ấn vào huyệt nội quan ở tay sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu thần kinh, giúp chống nôn. Nếu không có găng, ta có thể dùng ngón tay hoặc móng tay ấn mạnh vào huyệt nội quan ở tay cũng được.

675. Cách làm tiêu thức ăn chữa đầy bụng, đau bụng.

- Nếu do ăn nhiều ngũ cốc nên đầy bụng, có thể lấy 30g thần khúc, 10g hạt củ cải rang 10g mạch nha cho vào nước sắc, một ngày uống hết, uống làm 3 lần.

- Nếu do ăn nhiều hoa quả lạnh nên đầy bụng, đau bụng, đi lỏng, có thể lấy 1,5g thần khúc pha với nước nóng uống thay trà.

- Đầy bụng, ợ chua do ăn nhiều đồ bột mì, có thể lấy mạch nha 30g, đổ nước vào sắc, uống trong vòng 1 ngày, chia làm 3 lần.

- Do uống bia rượu ăn nhiều thức ăn nên bị đau đầu, bồn chồn, đầy bụng, ợ có mùi chua, lấy 500g củ cải trắng, rửa sạch giầm chắt lấy nước. uống hết 1 lần. Hoặc có thể lấy 15g đường trắng pha với 30ml giấm ăn và nước sôi rồi uống.

- Lấy 2-9g vỏ quýt, đổ nước vào sắc hoặc pha với nước sôi uống thay trà có thể chữa được chứng tiêu hoá không tốt, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, ho do bị lạnh thường gặp.

- Khi ăn nhiều đồ mỡ thấy dạ dày tiêu hoá không tốt, bạn hãy uống 1 ít nước sẽ có tác dụng giúp tiêu thụ thức ăn tốt hơn.

- Màng mề gà (hay còn gọi là kê nội kim) là lớp màng cứng trong mề gà có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ dạ dày, chữa đầy bụng.

676. Phương pháp chữa đau dạ dày.

- Đau dạ dày do bị lạnh, ta lây 1 cân muối hạt rang chín, bọc vào 2 túi vải, lần lượt chườm vào chỗ bị lạnh sẽ cảm thấy đỡ đau.

- Lấy 500g rượu nấu từ các loại lương thực, 100g tiểu hoàng liên tử (còn gọi là ngũ vị tử đất) 1 ít đường đỏ, ngâm thành rượu thuốc, hàng ngày uống chữa dạ dày rất tốt.

- Khi viêm dạ dày, ruột cấp tính phát bệnh gây hiện tượng nôn, đi ngoài, khi ăn uống cho thêm muối có tác dụng điều tiết dịch trong cơ thể, giúp bảo vệ ruột và dạ dày.

677. Phương pháp chống và cầm nôn.

- Khi dạ dày đau quặn, nôn liên tục, chỉ cần uống 2 viên con nhộng Vân Nam bạch dược sẽ cầm. - Khi uống các loại thuốc khó uống gây cảm giác buồn nôn, sau khi uống thuốc người bệnh nên ngậm đường hoặc ăn kẹo cao su. Tuy nhiên, nếu là người bị bệnh đái đường, không được ăn đường, chỉ được ăn kẹo cao su.

678. Chữa đau bụng.

- Khi bị viêm ruột cấp tính và đau bụng đi iả, lấy 100g-200g giấm ăn, đổ vào nồi, đun nhỏ lửa cho nóng lên, lấy 2-3 quả trứng gà đập vào giấm, luộc chín, ăn trứng uống giấm, sau 1-2 lần sẽ có hiệu quả.

- Bị đau bụng do lạnh dẫn đến tiẻu tiện không thông, ta rang muối hạt cho vào túi vải chườm bụng.

679. Chữa vàng da

- Lấy 2 cái vỏ bưởi đốt thành tro tán nhỏ, mỗi ngày uống 5-10g sau bữa cơm, mỗi ngày 3 lần. - Lấy 50g vỏ cây anh đào, sắc uống hết trong 2 lần, uống khi đói. Uống liền trong 1 tuần sẽ có tác dụng

680. Lục thần hoàn chữa viêm gan B

Dùng lục thần hoàn chữa viêm gan B có tác dụng tăng cường sức dề kháng, giúp nhanh khỏi, mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 3 viên, uống liên tục trong vòng 2-4 tuần

681. Rượu nho chữa thiếu máu

Uống một lượng vừa phải rượu nho, hồi phục sức khoẻ tốt, vì trong rượu nho có nhiều loại vitamin như B1, B2, C, B12, rất cần có trong cơ thể.

682. Sữa bò có tác dụng chống sỏi gan

Trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nguyên chất, sẽ giúp gan chống kết sỏi, vì sữa kích thích túi mật làm việc làm cho túi mật không bị cô đặc nên không kết thành sỏi được.

683. Phương pháp giảm huyết áp thông qua ăn uống

- Đậu phụ: Thường ăn đậu phụ sẽ giảm lượng cholesteron, do vậy có tác dụng giảm huyết áp. - Rau cần: Cần là loại rau có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm huyết áp và giúp trấn tĩnh.

- Hành tây: Thường xuyên ăn hành tây giúp giảm lượng mỡ trong máu, chồng tắc động mạch và làm cho huyết áp giảm xuống.

- Hành: Có tác dụng giảm lượng cholesteron tích luỹ ở thành mạch máu. - Rong biển: Giúp chống mỡ đọng ở thành đông mạch.

- Lạc: Ta ngâm lạc vào giấm trong vòng 1 tuần, cho thêm vào lạc một ít đường, tỏi và xì dầu. Hàng ngày uống vào buổi sáng và tối, Thường khoảng 1-2 tuần huyết áp sẽ giảm. Nếu ta lấy 50-100 vỏ lạc cứng, rửa sạch ngâm vào trong nước nóng uống thay trà cũng có tác dụng chữa huyết áp.

- Giấm: Với những người huyết áp cao và cứng động mạch, hàng ngày có thể uống một lượng dấm sẽ giúp lưu thông mạch máu.

- Cây vải gai: Mỗi ngày dùng 3 hoa vải gai, pha với nước sôi uống như trà, liên tục trong vòng nửa tháng, chữa huyết áp cao rất tốt.

- Bã chè khô: Đem bã chè phơi khô cho vào túi nhỏ, khi đủ cho vào làm ruột đệm, không những khi tựa cảm thấy êm dễ chịu, hơn nữa dựa lâu có tác dụng giảm huyết áp và đau nửa đầu.

684. Cách chữa viêm phế quản

- Lấy 120g củ từ hay củ mài giã nhỏ trộn với một bát nước mía (hoặc đường trắng), đun sôi uống khi còn ấm.

- Lê tươi một quả, 9g bối mẫu (nghiền nhỏ thành bột), 50g đường trắng, lê ta gọt bỏ vỏ, cho bối mẫu, đường vào, để hấp chín rồi ăn.

- Ngũ vị tử 10g, 2 quả trứng gà cho vào cùng với nhau lấy trứng ăn. cũng có thể lấy 30g ngũ vị tử, 120g chè, 15g cam thảo, nghiền thật nhỏ, đun ít nước sôi làm thành dạng cao, mỗi lần uống một thìa với nước sôi.

- 1 bộ phổi lợn, 1 củ cải trắng, cắt khúc hầm với 9g hạnh nhân, sau đó ăn phổi uống canh.

- Đường đỏ 60g, đậu phụ 250 g, gừng tươi 6g, đổ nước vào sắc trước khi đi ngủ ăn đậu, uống canh trong vòng một tuần.

- Dầu vừng 30ml, giấm 70ml, trứng 3 quả. Đun dầu đảo trứng, trứng chín cho dấm vào ninh, mỗi ngày ăn trứng uống canh 2 lần vào buổi sáng và tối.

- Mỡ lá lợn, mật ong, đường, mạch nha mỗi thư cho 120g, đun tan hết ra cho 30g bánh mỳ, 15g ngũ vị tử (cả hai thứ đều giã nhỏ) đun thành dạng cao mỗi ngày uống 2 thìa, mỗi ngày 3-4 lần, chữa ho đờm lâu ngày rất có hiểu quả.

- Lạc, táo tàu, mật ong mỗi loại 30g đổ nước vào sắc, ăn lạc và táo, uống nước thuốc, mỗi ngày hai lần.

- Lấy vỏ táo tây tươi ngâm với nước nóng lầm chè uống cũng có tác dụng.

685. Cách chữa viêm phế quản

Lấy hồng khô, gừng tươi gọt vỏ cắt nhỏ nghiền nát, cho vào bát, cho một lượng mật ong bằng với lượng gừng và hồng khô vào, trộn đều hấp 2 tiếng. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa. Chú ý khi uống cấm ăn thịt lợn, sau khi uống không được ăn thủ lợn. Mới uống thuốc có hiện tượng đi lỏng là bình thường.

Phần 5: Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ

Một phần của tài liệu 800 mẹo vặt trong cuộc sống (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w