II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.2.1.4. Thiết kế và tổ chức các dự án học tập
Ví dụ: Bài Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Bước 1: Chọn chủ đề và xác định mục tiêu
Tổ chức cho học sinh thực hiện dự án Chúng em vì môi trường với mục tiêu sau bài học, học sinh:
- Trình bày được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Trình bày được tác hại của rác khó phân hủy đến môi trường đất, nước, không khí.
- Làm được sản phẩm thủ công từ những vật liệu tái sử dụng và trình bày được lợi ích của việc tái sử dụng các vật liệu tận dụng được từ thiên nhiên.
- Thực hiện được các việc làm bảo vệ môi trường. Bước 2: Xây dựng kế hoạch
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm gồm 7 học sinh, các nhóm thực hiện bầu nhóm trưởng, thư kí. Trong mỗi nhóm sẽ phân công:
+ 2-3 học sinh (có khả năng viết tốt) tìm hiểu và viết đoạn văn giới thiệu (10 -25 câu), gồm các nội dung:
Tác hại của rác khó phân hủy đối với môi trường.
Lợi ích của việc tận dụng, tái sử dụng các vật liệu thành các vật dụng trang trí…
Thuyết minh sản phẩm của nhóm (vật liệu, cách làm, công dụng,…)
+ 4-5 học sinh thực hiện một sản phẩm/đồ trang trí từ vật liệu tái sử dụng: Mỗi nhóm sẽ có 2 học sinh trình bày sản phẩm: 1 học sinh trình bày bài giới thiệu, 1 học sinh trưng bày, hướng dẫn sử dụng đồ vật trang trí của nhóm.
- Giáo viên nêu rõ sản phẩm cần đạt của mỗi nhóm
+ Sản phẩm bắt buộc : Bài thuyết minh trên giấy hoặc trên PowerPoint. + Sản phẩm tùy chọn:
Các vật dụng trang trí làm từ vật liệu tái sử dụng được tận dụng, tìm kiếm, thu nhặt từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Thông điệp về bảo vệ môi trường dưới dạng các khẩu hiệu kèm tranh vẽ minh họa.
Một vở kịch ngắn có nội dung là thông điệp về việc giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 1 tuần
- Các nhóm thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện, chi tiết hóa dự án của nhóm và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng ghi bảng kế hoạch theo mẫu:
Nhóm viết Nhóm làm sản phẩm Ghi chú
Ngày 1 Nghe giới thiệu dự án, phân công nhiệm vụ, chọn sản phẩm, lên kế hoạch.
Ngày 2 Thống nhất ý, viết về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Tìm kiếm, tổng hợp vật liệu.
Ngày 3 Thống nhất ý, viết về tác hại của rác khó phân hủy.
Thực hiện sản phẩm.
Ngày 4 Gặp giáo viên trình bày khó khăn, nghe hướng dẫn khắc phục.
Gặp giáo viên trình bày khó khăn, nghe hướng dẫn khắc phục. Tiếp tục thực hiện sản phẩm. Ngày 5 Gặp nhóm trưởng, trao
đổi ý kiến về ưu, khuyết điểm của vật dụng/đồ trang trí. Thống nhất ý viết về lợi ích và ý nghĩa của sản phẩm.
Thực hiện sản phẩm.
Ngày 6 Gặp giáo viên báo cáo tình hình, đề nghị giúp đỡ (nếu có). Sửa chữa bài viết.
Thực hiện sản phẩm.
Ngày 7 Trình bày bài giới thiệu. Trình bày vật dụng/đồ trang trí.
Bước 3: Thực hiện dự án
Các nhóm thực hiện dự án dưới sự trợ giúp hướng dẫn của giáo viên. Bước 4: Trình bày sản phẩm:
- Giáo viên cho từng nhóm lần lượt chia sẻ sản phẩm của mình trước lớp. - Các nhóm bổ sung, trao đổi với nhau
Bước 5: Đánh giá dự án
Giáo viên đưa ra những tiêu chí đánh giá để học sinh tự đánh giá lẫn nhau và giáo viên đánh giá được dự án mà các nhóm đã thực hiện như sau:
Nội dung (40 điểm) Hình thức (30 điểm) Quá trình hợp tác ( 20 điểm) Kĩ thuật trình bày ( 10 điểm) Sản phẩm kèm theo bài thuyết trình phù hợp với mục tiêu đề ra. Nêu được tác dụng, ý nghĩa và lưu ý khi sử dụng sản phẩm, trình bày đầy đủ, dễ hiểu các thao tác thực hiện sản phẩm, nhấn mạnh thông điệp môi trường,… Đẹp mắt, an toàn cho người sử dụng, có tính ứng dụng cao. Sinh động, sáng tạo có sự chuẩn bị chu đáo.
Khối lượng công việc được phân chia lợp lí cho các thành viên trong nhóm.
Có đủ 3 phần: giới thiệu, mô tả sản phẩm và thông điệp môi trường của sản phẩm. Trình bày rõ ràng, thu hút sự chú ý của người nghe. Có sự tương tác giữa người trình bày và người nghe.