II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.2.2. Thiết kế các hoạt động ứng dụng giúp học sinh vận dụng kiến thức
thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Việc thiết kế các hoạt động ứng dụng giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của môn Khoa học. Đồng thời, chính việc thực hiện các hoạt động ứng dụng giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế từ các kiến thức khoa học, từ đó khắc sâu và củng cố kiến thức đã học cho học sinh. Chính vì thế, cuỗi mỗi bài học tôi đều giao cho các em thực hiện các hoạt động ứng dụng nhằm vận dụng các kiến thức của bài học vào cuộc sống. Các hoạt động ứng dụng cũng được tôi thiết kế dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Để học sinh thực hiện tốt các hoạt động ứng dụng, tôi cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh của lớp về các
yêu cầu của hoạt động để phụ huynh có thể hỗ trợ cho học sinh khi các em thực hiện các hoạt động ứng dụng tại nhà.
Ví dụ 1: Khi dạy các bài ở nội dung Vệ sinh phòng bệnh, cuối mỗi tiết học,
tôi đều yêu cầu các em học sinh về nhà thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh đã được học.
Ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh một số bệnh được đề cập ở môn Khoa học, tôi còn hướng dẫn các em các biện pháp phòng tránh dịch bệnh Covid-19 như: đeo khẩu trang ở nơi công cộng; thường xuyên rửa tay đúng cánh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; tăng cường rèn luyện thể lực;….. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp với phụ huynh của lớp để hướng dẫn các em học sinh thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch Covid-19 khi ở nhà cũng như khi đến trường.
Một số hình ảnh tư liệu về việc thực hiện hoạt động ứng dụng của học sinh do phụ huynh học sinh cung cấp:
Em Nguyễn Đăng Dương thực hiện biện tránh muỗi đốt sau khi học bài “Phòng bệnh sốt rét”
Em Ngô Phương Thúy thực hiện dọn dẹp nhà cửa sau khi học xong bài “Phòng bệnh sốt xuất huyết”
Em Vũ Minh Nghĩa thực hiện rửa sạch tay trước khi ăn để phòng tránh bệnh viêm gan A
Ví dụ 2: Bài An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
Khi học xong bài này, tôi yêu cầu HS lập nhóm tìm hiểu các giải pháp tiết kiệm điện trong gia đình. Học sinh lớp tôi đã tự lập nhóm, tìm hiểu qua sách báo, internet, phỏng vấn người thân xung quanh, ghi chép và tuyên truyền trước lớp như sau:
Nhóm 1: Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện của các gia đình đều tăng cao
dẫn tới tình trạng thiếu điện. Vì vậy để tránh lãng phí khi sử dụng điện nhóm chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp tiết kiệm điện như sau: Bạn nên sử dụng quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt chạy càng nhanh thì càng tốn điện. Bạn nhớ khuyên người thân không nên dùng bàn là trong phòng bật
điều hòa nhiệt độ và khi quần áo còn ướt nhé! Sau khi tắt điện bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt độ của bàn là giảm chậm. Cuối cùng là ti-vi, các bạn tắt ti-vi bằng điều khiển từ xa sẽ tốn điện hơn tắt ti-vi ở nút ấn của máy và nên chọn ti-vi có kích cỡ phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti-vi càng to sẽ càng tốn điện.
Nhóm 2: Nhóm chúng tôi tìm hiểu được một số giải pháp tiết kiệm điện
như sau: Với bóng điện, chúng ta nên sử dụng đèn tuýp gầy, đèn compact thay cho đèn tròn vì đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần so với các bóng đèn khác. Nhiệt độ trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3-50C và hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện nhé. Khi bật điều hòa các bạn cũng cần lưu ý đóng kín các cửa để tiết kiệm điện. Mình hi vọng rằng các bạn sẽ tuyên truyền với gia đình mình để tiết kiệm điện hơn nhé!
Ví dụ 3: Bài Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
Sau khi học xong bài này, học sinh đã nắm được các loại cây có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ, tôi giao yêu cầu các em về nhà thực hiện hoạt động ứng dụng như sau: Hãy trồng một cây từ bộ phận của cây và ghi chép vào phiếu quan sát:
Họ và tên:………Lớp:……….
PHIẾU QUAN SÁT
Quan sát ghi chép (hoặc vẽ) quá trình phát triển của cây (Tên cây:………..)
Nội dung quan sát
Ghi chép
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Thân cây
Chồi Lá cây
………
Lưu ý: Khi trồng cây, hằng ngày bạn cần tưới một ít nước để bộ phận của cây mẹ luôn được ẩm.