Một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở Trường THCS Tân Đức.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí (Trang 25 - 29)

1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo.

Đây là một giải pháp hết sức quan trọng, bởi khi tư tưởng thông thì con người ta có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Chính vì thế, Ban Giám hiệu nhà trường rất coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị.

- Để giáo dục cán bộ, giáo viên, nhà trường xây dựng “ Những chuẩn mực đạo đức, lối sống” và thực hiện kí cam kết cùng thực hiện tốt “ Quy định về đạo đức nhà giáo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, Ban Giám hiệu kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên cùng tổ chức tuyên truyền, giải thích, vận động đoàn viên của tổ chức mình.

- Hàng năm, đặt ra yêu cầu cụ thể về tiêu chí thi đua, trong đó coi trọng đánh giá về tư chính trị, đạo đức, lối sống ở mọi tổ chức trong nhà trường.

- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị học tập, tìm hiểu về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, tìm hiểu về tư tưởng và tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt.

- Hàng năm, tổ chức các chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa, các đợt tuyên truyền giáo dục về ý thức công dân, về pháp luật…

2. Giải pháp thứ hai: Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên để từng bước nâng cao năng lực công tác, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.

2.1. Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên (kế hoạch 5 năm, kế hoạch từng năm, từng học kì) một cách chi tiết, cụ thể.

* Kế hoạch 5 năm ( 2007- 2012):

- Bố trí, sắp xếp cho các GV có trình độ trung cấp và các GV trẻ có trình độ cao đẳng theo học đại học tại chức để nâng cao chuẩn.

- Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn (ít nhất 1 chuyên đề/ môn/ năm).

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức tin học cho GV:

+ Năm học 2007- 2008: Bồi dưỡng những hiểu biết cơ bản về tin học, cách soạn thảo văn bản trên máy tính.

+ Năm học 2008- 2009: Bồi dưỡng cho GV cách thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử.

+ Năm học 2009- 2010: Tập huấn cách sử dụng phần mềm quản lý nhà trường, phần mềm quản lý điểm, phần mềm quản lý GV, HS, và các phần mềm khác.

Tập huấn cách truy cập và tìm kiếm thông tin trên mạng phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy và học, các hoạt động giáo dục.

Tập huấn cách tiếp nhận chỉ thị của cấp trên, cách báo cáo tình hình công việc với cấp trên qua mạng.

+ Năm học 2010- 2011: Tiếp tục tập huấn cách lấy và xử lý thông tin trên mạng, cách lập và gửi báo cáo qua mạng.

* Kế hoạch từng năm

- Đối với nhà trường: Mỗi tháng tổ chức ít nhất 1 chuyên đề bồi dưỡng GV. - Đối với tổ chuyên môn: mỗi tháng tổ chức 2 đến 3 chuyên đề bồi dưỡng GV.

- Đối với GV:

+ Tự bồi dưỡng theo nội dung trong tài liệu BDTX chu kì III. + Mỗi tuần đọc sách trên thư viện 1 buổi.

+ Mỗi năm dự giờ đồng nghiệp ít nhất 40 tiết.

2.2. Tổ chức, theo dõi và kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng GV. Coi công tác tham gia học tập chuyên đề và tự học của GV là một tiêu chí để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn, đánh giá phẩm chất đạo đức, đánh giá thi đua.

2.3. Hàng năm, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng GV.

3. Giải pháp thứ ba: Chỉ đạo việc xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh xuất sắc, các tập thể tổ chuyên môn tiên tiến xuất sắc để thông qua công tác này, nâng cao nhận thức về trách nhiệm, ý thức tự học, tự rèn của mỗi cán bộ, GV.

4. Giải pháp thứ tư: Tăng cường sự đoàn kết, tình yêu thương, giúp đỡ nhautrong nội bộ để từ đó mỗi cán bộ, giáo viên có ý thức và sự nhiệt tình giúp đỡ trong nội bộ để từ đó mỗi cán bộ, giáo viên có ý thức và sự nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao kiến thức bộ môn, nâng cao tay nghề.

5. Giải pháp thứ năm: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường để mọi cán bộ, giáo viên đều được biết, được bàn, được tham gia vào công tác nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên; đồng thời đóng góp ý kiến cho Ban Giám hiệu về những thiếu sót, hạn chế trong công tác quản lý, để các nhà quản lý kịp thời điều chỉnh mình, tự học mà nâng cao năng lực quản lý.

6. Giải pháp thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học, nhất là kiểm tra về chuyên môn để qua kiểm tra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chỉ ra cho GV thấy rõ những hạn chế, yếu kém trong giảng dạy, trong công tác giáo dục học sinh cũng như những mặt mạnh, những sáng tạo trong công tác

giúp họ khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm

+ Tạo cho GV có ý thức tự học, tự rèn, ý thức và thói quen chuẩn bị bài dạy chu đáo, tích cực đổi mới phương pháp, ý thức giáo dục học sinh…

Khi kiểm tra phải đánh giá chính xác, công bằng, khuyến khích được GV. 7. Giải pháp thứ bẩy: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học và các hoạt động giáo dục như phòng học, sân chơi, bãi tập, thư viện, thiết bị, phòng học bộ môn, phòng máy… đạt chuẩn để GV có điều kiện đổi mới PPDH, có điều kiện sáng tạo trong các hoạt động giáo dục.

Từng bước tăng cường thêm máy vi tính, đầu chiếu phục vụ dạy học bằng bài giảng điện tử để đáp ứng yêu cầu tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục tiên tiến của GV.

8. Giải pháp thứ tám: Chăm lo đời sống vật chất và đời sống văn hóa, tinh thần, đời sống tình cảm; đồng thời đảm bảo đầy đủ các quyền lợi, chế độ cho cán bộ, giáo viên để từ đó động viên họ yên tâm công tác, yêu mến nhà trường và có ý thức tự nâng cao phẩm chất, năng lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần hoàn thành mục tiêu của nhà trường nói riêng và mục tiêu của giáo dục Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí (Trang 25 - 29)