Một số biến số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 38 - 45)

2.4.1. Các biến số về đặc điểm chung

- Tuổi: tính theo tháng theo quy ước của WHO [4], chia làm các nhóm sau: + Nhóm 1: ≥ 02 tháng đến < 12 tháng ( tròn 60 ngày đến 11 tháng 29 ngày)

+ Nhóm 2: ≥ 12 tháng đến < 24 tháng ( 11 tháng 30 ngày đến 23 tháng 29 ngày) + Nhóm 3: ≥ 24 tháng đến < 36 tháng ( 23 tháng 30 ngày đến 35 tháng 29 ngày)

29

+ Nhóm 4: ≥ 36 tháng đến < 48 tháng ( 35 tháng 30 ngày đến 47 tháng 29 ngày) + Nhóm 5: ≥ 48 tháng đến < 60 tháng ( 47 tháng 30 ngày đến 59 tháng 29 ngày) - Giới: Nam và nữ

- Địa dư:

+ Nội thị: Khu vực gồm các xã/phường nội thành của thành phố Thái Nguyên. + Ngoại thị: Tất cả các đơn vị hành chính ngoài thành phố Thái Nguyên . - Trình độ học vấn của bố/ mẹ/ người nuôi dưỡng:

+ Tiểu học: Là từ hết lớp 5 trở xuống. + Trung học cơ sở: Từ hết lớp 9 trở xuống. + Trung học phổ thông: Từ hết lớp 12 trở xuống .

+ Trên trung học phổ thông: Từ trung cấp, đại học và sau đại học. - Nuôi con bằng sữa mẹ: Hoàn toàn; Không hoàn toàn.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là [4]: + Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

+ Cho trẻ bú mẹ kéo dài 18 đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn;

+ Không nuôi dưỡng trẻ dưới 6 tháng tuổi bằng thức ăn, nước uống ngoài sữa mẹ, trừ khi có chỉ định của y tế.

Nuôi con bằng sữa mẹ không hoàn toàn là không đủ 3 tiêu chuẩn trên. - Bệnh kèm theo:

Các bệnh bẩm sinh, di truyền

+ Tim bẩm sinh: Có kết luận bằng siêu âm tim của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

+ Thiếu máu huyết tán: Chẩn đoán bằng lâm sàng và có kết quả điện di huyết sắc tố của bác sĩ chuyên khoa hoặc tiền sử đã điều trị thiếu máu huyết tán được chẩn đoán tại bệnh viện.

Các bệnh mắc phải:

+ Viêm phổi: Dựa vào kết luận chẩn đoán của bác sĩ điều trị trong hồ sơ bệnh án.

30

+ Viêm tiểu phế quản: Chẩn đoán dựa vào [4]: Lứa tuổi trẻ nhỏ (thường là dưới 2 tuổi). Triệu chứng viêm long đường hô hấp trên. Trẻ khó thở kiểu tắc nghẽn, thở khò khè. Tại phổi có ran rít, ran ngáy, co rút lồng ngực.

Xquang hình ảnh khí phế thũng, phổi sáng hơn bình thường hoặc phổi quá sáng, ứ khí hoặc có hình ảnh xẹp phổi từng vùng.

+ Nhiễm khuẩn tiết niệu: Dựa vào kết luận chẩn đoán của bác sĩ điều trị trong hồ sơ bệnh án.

+ Viêm VA, viêm họng được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng

- Thời gian bị bệnh tới khi vào viện: chia thành 2 nhóm + Số ngày < 3 ngày

+ Số ngày ≥ 3 ngày

- Đánh giá dinh dưỡng [5]: Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi theo chỉ cố cân nặng theo tuổi dựa vào Z – Score.

- 2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng nhẹ - 3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng vừa < - 4SD: Suy dinh dưỡng nặng

- 2SD đến +2SD: Bình thường > + 2SD: Thừa cân

> + 3SD: Béo phì

- Tiêm chủng đầy đủ theo chương trình theo lứa tuổi: Tiền sử tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.

Bảng 2.1. Lịch tiêm chủng chương trình tiêm chủng Quốc gia phòng

31

Sơ sinh BCG

VGB mũi 0

Lao

Viêm gan siêu vi B

02 tháng DPT- VGB- Hib mũi 1

OPV lần 1

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt - Viêm gan siêu vi B - Viêm màng não do Hib

03 tháng DPT- VGB- Hib mũi 2

OPV lần 2

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt - Viêm gan siêu vi B - Viêm màng não do Hib

04 tháng DPT– VGB- Hib mũi 3

OPV lần 3

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt - Viêm gan siêu vi B - Viêm màng não do Hib

09 tháng Sởi mũi 1 Sởi

18 tháng DPT mũi 4

Sởi mũi 2

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt - Sởi

+ Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch: Là tiêm đúng thời gian theo lịch tiêm chủng đồng thời đủ số mũi tiêm và loại vacxin theo độ tuổi của trẻ tại thời điểm trẻ nhập viện lần này.

+ Tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch: Là không đảm bảo 1 trong 3 điều kiện: đủ số mũi, đủ loại vacxin theo độ tuổi, đúng thời gian.

2.4.2. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng

Các biến số nghiên cứu lâm sàng được đánh giá tại thời điểm nhập viện và được theo dõi trong suốt quá trình điều trị tại viện, ghi nhận cả các biến chứng.

- Sốt: Là khi thân nhiệt của bệnh nhân ≥ 37,5oC khi cặp nhiệt độ ở nách. Thân nhiệt bình thường: từ 36oC đến 37,4oC

32 Sốt nhẹ: từ 37,5 đến < 38oC.

Sốt vừa: từ 38 đến < 38,5oC. Sốt cao: từ 38,5OC trở lên. Hạ thân nhiệt: dưới 36OC.

- Số ngày sốt: Tính bằng số ngày trẻ có sốt.

- Nôn ói: Khi bệnh nhân có nôn ói tăng bất thường so với trước đây. Nôn tất cả mọi thứ, nhận định thông qua hỏi bệnh hoặc cán bộ y tế chứng kiến.

- Tiêu chảy: Tiêu chảy khi bệnh nhân đi đại tiện phân lỏng hay toàn nước trên 3 lần/ ngày. Đánh giá các tiêu chuẩn mất nước [4]:

+ Mất nước nặng: Có hai trong các dấu hiệu sau Li bì hay khó đánh thức

Mắt trũng

Không uống được hoặc uống kém Nếp véo da mất rất chậm

+ Có mất nước: Có hai trong các dấu hiệu sau Vật vã, kích thích

Mắt trũng

Khát, uống háo hức Nếp véo da mất chậm

+ Không mất nước: Không đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hay mất nước nặng.

- Sang thương ở da: Có dạng hồng ban hoặc bóng nước, chủ yếu tập trung ở các vị trí như: lòng bàn chân, lòng bàn tay, đầu gối, mông, xung quanh miệng. - Loét miệng, lưỡi: Loét miệng được xác định khi bệnh nhân có vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2 – 3 mm ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, họng, lưỡi

33

- Đau họng: Đau họng khi nuốt thức ăn hoặc nói. (Do chưa có khả năng diễn đạt bằng ngôn, ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ biểu hiện hành vi quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, chán ăn. Trẻ lớn có thể biết nói đau họng).

- Thở nhanh: được xác định bằng đếm tần số thở/phút khi trẻ nằm yên, theo WHO 2013 [71]. Thở nhanh được xác định theo lứa tuổi:

Từ 2 đến 12 tháng: ≥ 50 lần/phút Từ 12 tháng đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút

- Mạch nhanh: Khi mạch quay có tần số so với tuổi lớn hơn trị số bình thường dưới đây ( khi nhiệt độ cơ thể tăng lên 1OC thì nhịp mạch tăng 10 – 15 lần/phút, do vậy ghi nhận mạch khi trẻ nằm im và không sốt) [4]:

• Trẻ sơ sinh – 2 tuổi : ≥ 160 lần/phút; • Trẻ 3 – 5 tuổi: ≥ 150 lần/phút;

- Giật mình: Là hiện tượng rung giật cơ từng cơn ngắn 1 – 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa, được bác sĩ khám bệnh chứng kiến, hoặc gia đình quan sát thấy.

- Co giật: Cán bộ y tế chứng kiến hoặc mô tả cơn giật của trẻ do người nhà trẻ. Co giật là khi chân tay của trẻ co cứng và giật có chu kỳ. Trong lúc giật trẻ mất ý thức, rối loạn hô hấp, có thể tím tái, sùi nước bọt, trợn mắt...

- Run chi: là hiện tượng run cơ ở tay chân, xuất hiện tự nhiên. Dấu hiệu được bác sĩ khám và xác nhận.

- Li bì (lừ đừ): Trẻ không thức hoặc không tỉnh táo khi lẽ ra phải thức hoặc trẻ ngủ gà và không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh.

- Liệt mặt: Khi bệnh nhân có nhân trung lệch về phía bên lành, nếp nhăn góc mũi, má mất đi bên liệt.

- Yếu hoặc liệt chi: Yếu, liệt chi khi bệnh nhân có sức cơ 2 chi dưới giảm hoặc mất, trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương giảm hay mất. Dấu hiệu này được bác sĩ khám và xác nhận.

34

Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam [8].

- Độ TCM nặng: Từ độ 2b trở lên - Độ TCM nhẹ: Từ độ 1 đến 2a

Phân độ lâm sàng thời điểm vào viện và phân độ lâm sàng nặng nhất trong quá trình điều trị

2.4.4. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm cận lâm sàng

- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: số lượng BC, huyết sắc tố, tiểu cầu khi nhập viện.

- Công thức bạch cầu + Giảm: < 4.000/mm3 + Tăng: ≥ 12.000/mm3

+ Tăng bạch cầu đa nhân trung tính: tăng 10% so với lứa tuổi theo bảng 2.2.

Bảng 2.2: Giá trị công thức bạch cầu ngoại biên theo lứa tuổi [22] Tuổi Số lượng bạch cầu

(BC/ mm3) Số lượng BCĐNTT (BC/ mm3) Tỷ lệ BCĐNTT (%) 1 ngày 20 000 4 200 70 1 tuần 10 000 4 700 47 1 tháng 10 000 3 000 30 6 tháng 10 000 3 000 30 1- 2 tuổi 10 000 3 500 35 4 tuổi 9 000 4 200 46

- Huyết sắc tố: nồng độ huyết sắc tố có giá trị bình thường tùy theo lứa tuổi.

Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu [4].

35

Từ 2 đến 6 tháng < 95

Từ 6 tháng đến 6 tuổi < 11

- Số lượng tiểu cầu: Giá trị bình thường 150.000 – 300.000/mm3

+ CRP: Giá trị bình thường từ 0 – 5 mg/l, CRP gọi là tăng khi CRP ≥ 06 mg/l [34].

+ Glucose máu: Giá trị bình thường 3,5 – 5,5 mmol/l, gọi là hạ đường máu khi Glucose máu < 3,5 mmol/l, tăng Glucose máu khi > 5,5 mmol/l [2].

- Xét nghiệm nhanh EV71, kết quả: Dương tính hoặc âm tính.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 38 - 45)