5. Kết cấu của đề tài
2.3.4 Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ ưu tiên tuyển dụng lao động trình độ cao điều này sẽ khuyến khích, thúc đẩy người lao động quan tâm đến việc học tập nâng cao trình độ, bên cạnh đó làm cho các trường Đại học, trung tâm, cơ sở đào tạo phải chịu sức
Mặt khác nhanh chóng đào tạo lại cho đội ngũ công nhân tay nghề thấp bằng cách cử nhân viên có trình độ phù hợp tham gia các khóa tập huấn ngắn hoặc dài hạn để nâng cao tay nghề và tiếp cận được công nghệ cao để thích ứng với các thay đổi của công nghệ, phù hợp với xu thế của thời kỳ công nghiệp 4.0 nhằm tăng cường hàm lượng tri thức trong sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
Không ngừng khuyến khích người lao động trong hoạt động sáng tạo, đổi mới, không theo khuôn khổ, bài bản sẵn có. Đào tạo tại chỗ, đào tạo bên ngoài để nâng cao trình độ công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý đủ năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ thay thế chuyên gia nước ngoài.
Tăng cường hợp tác nghiên cứuphát triển và triển khai các công nghệ mới cũng như chia sẻ các kinh nghiệm và chuyên môn theo nhu cầu thực tế giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.Áp dụng hình thức đào tạo học kỳ doanh nghiệp: doanh nghiệp và cơ sở đào tạo phối hợp để thực hiện đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Người học vừa có thể học nghề ở doanh nghiệp và đồng thời học ở trường.
Tự thân các doanh nghiệp có cơ chế phối hợpvới các cơ sở đào tạo theo mô hình
“Nhà trường –Doanh nghiệp – Người lao động”, dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, nhà trường sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian giữa việc học và có khả năng làm việc.
Và hơn hết, các doanh nghiệp phải bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam, tuyển dụng lao động nước ngoài phải đúng quy định của pháp luật… Tránh xảy ra xung đột, căng thẳng trong quan hệ lao động, đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế xã hội địa phương, đảm bảo tốt môi trường kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.