Bảng chữ cái Hy Lạp

Một phần của tài liệu ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG Quantities and units – Part 1: General (Trang 25 - 27)

Phụ lục A

(quy định)

Thuật ngữ sử dụng trong tên của các đại lượng vật lý A.1. Khái quát

Nếu tên riêng của đại lượng không tồn tại thì tên thường được tạo thành bằng một tập hợp các thuật ngữ như hệ số, thừa số, tham số, tỷ số, hằng số… Tương tự, các thuật ngữ như riêng, mật độ, mol, nồng độ… được bổ sung vào các tên của đại lượng vật lý để biểu thị đại lượng khác có liên quan hoặc các đại lượng dẫn xuất. Cũng như trong việc lựa chọn ký hiệu thích hợp, việc đặt tên cho đại lượng vật lý cũng cần có hướng dẫn.

Phụ lục này không nhằm mục đích buộc phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt, hoặc loại bỏ những khác biệt thường có trong các ngôn ngữ khoa học khác nhau. Tuy nhiên, cần tuân theo các nguyên tắc được đưa ra khi đặt tên cho đại lượng mới. Hơn nữa, khi xem xét các thuật ngữ cũ, những sai khác với các nguyên tắc trên cần được kiểm tra cẩn thận.

Vì bản thân các đại lượng luôn độc lập với đơn vị trong cách thể hiện nên tên của đại lượng không được phản ánh tên của đơn vị tương ứng. Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ đối với quy tắc chung này, như vôn. Tên “hiệu điện thế” tương đương với điện áp trong nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Khuyến nghị sử dụng tên “hiệu điện thế” khi có thể. Xem thêm thuật ngữ “mol” trong A.6.5, phần Chú thích.

CHÚ THÍCH 1: Hầu hết các ví dụ trong phụ lục này được rút ra từ thực tế và không nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị mới.

CHÚ THÍCH 2: Tên các thuật ngữ rất phụ thuộc ngôn ngữ và khuyến nghị này chủ yếu áp dụng cho tiếng Việt.

Một phần của tài liệu ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG Quantities and units – Part 1: General (Trang 25 - 27)