6. Bố cục khóa luận
1.4.4. Tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao nhận thức cho
đồng địa phương
Cùng với việc Việt Nam đƣợc thế giới công nhận là một địa chỉ du lịch rất hiếu khách, hấp dẫn và an toàn. Homestay đang trở thành một xu hƣớng du lịch và tiếp cận văn hóa ngày càng phát triển, mở rộng. Homestay ở Việt Nam đƣợc khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách “tây ba lô”.
Tại những điểm du lịch homestay, chủ hộ phải là những ngƣời đã có kinh nghiệm trong việc phục vụ khách du lịch. Các chủ hộ vẫn giữ nguyên hiện trạng căn hộ của mình chỉ bổ sung thêm một số trang thiết bị cần thiết và cải thiện để phù hợp với điều kiện phục vụ khách du lịch. Giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà để du khách khi đến sinh sống cùng họ thì sẽ dễ dàng hiểu đƣợc nét văn hóa của nơi đến hơn.
Phát triển du lịch góp phần giao lƣu văn hóa giữa các cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ giữa quốc gia này với quốc gia khác, giúp cho du khách hiểu thêm về một nền văn hóa, một dân tộc. Văn hóa của một địa phƣơng đƣợc thể hiện qua nhiều mặt nhƣ đặc trƣng về nét sống, sinh hoạt của từng vùng miền, làng nghề truyền thống, các lễ hội… Tham gia vào hoạt động du lịch ngƣời dân địa phƣơng có thể giới thiệu với khách du lịch về những đặc sắc văn hóa của quê hƣơng mình, góp phần làm tăng thêm niềm tự hào về dân tộc, về quê hƣơng. Tham gia hoạt động du lịch homestay không chỉ là du khách đƣợc biết đến một dân tộc mới, một phong tục mới và ngƣời dân địa phƣơng cũng có thể tiếp thu những nền văn hóa hay và độc đáo từ các dân tộc khác, vùng miền khác. Và
thông qua hoạt động du lịch homestay các cộng đồng truyền thống thƣờng cảm thấy tự hào hơn nhờ vào những mối quan tâm tôn trọng của du khách.
Việc phát triển loại hình du lịch homestay có tác động hai chiều, ngƣời đi du lịch thì thỏa mãn mục đích của mình còn ngƣời dân bản địa có cơ hội giao lƣu, tiếp cận với những nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Ngoài ra du lịch homestay cũng giúp ngƣời dân địa phƣơng nhận thức về bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của họ hơn. Điều phổ biến cho nhiều ngƣời là không đánh giá đầy đủ những gì có xung quanh họ và lấy những gì đƣợc cho phép. Thông thƣờng, những ngƣời bên ngoài thƣờng có cái nhìn mới hơn và đánh giá cao về nguồn lợi của chúng ta. Và kết quả là các cộng đồng địa phƣơng có thể cảm nhận sự tăng lên về ý thức và cảm giác tự hào, từ đó tăng lên những nổ lực về bảo tồn. nhiều cƣ dân trở nên quan tâm để bảo vệ những vùng của họ và có thể thay đổi những cách sử dụng nguồn lợi.
Du lịch homestay còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch. Bản thân các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở, môi trƣờng sống của cộng đồng dân cƣ là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch. Do vậy, có thể nói cộng đồng là một thành tố của tài nguyên du lịch, tạo nên hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.