Phát triển và củng cố hệ thống kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu 05_ NGO VIET HA (Trang 106 - 111)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Phát triển và củng cố hệ thống kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

sản phẩm hợp lý góp phần mở rộng thị trường

Doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường cần có kênh phân phối, kênh phân phối càng hiệu quả bao nhiêu thì việc tiêu thụ sản phẩm càng tốt bấy nhiêu. Hệ thống kênh phân phối của công ty hiện nay còn nhiều tồn tại, chưa thực sự bao quát thị trường, chưa kiểm soát được thị trường. Số lượng kênh phân phối ít, số lượng tham gia vào kênh phân phối ít tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả, kênh thông tin còn chưa hiệu quả, chưa tạo ra được một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác thị trường hiện tại đang có sự cạnh tranh gay gắt, ngoài việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hiện tại, công ty còn cần phải nghiên cứu mở rộng thị trường mới. Để mở rộng được hiệu quả thì việc mở rộng kênh phân phối và nâng cao hiệu quả hoạt động của kênh phân phối là điều kiện không thể thiếu được.

Để có thể xây dựng được một hệ thống kênh phân phối có hiệu quả, bước đầu tiên công ty cần có sự phân tích về thị trường hiện tại, và hệ thống phân phối hiện tại việc này là một trong những hoạt động nhằm củng cố hệ thống phân phối cũ. Công ty cần có sự phân tích điểm mạnh điểm yếu của các trung gian phân phối trong hệ thống kênh phân phối và từng ứng viên trung gian. Trên cơ sở đó nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hệ thống phân phối hiện tại, tạo điều kiện mở rộng thêm kênh phân phối mới. Công ty cũng cần phải phân tích lại những đại lý của công ty, chi phí cho phân phối, sự phù hợp giữa kênh phân phối này với các chính sách của công ty. Từ những phân tích trên công ty đề ra những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng kênh phân phối hiện tại, phân công cụ thể ai làm? làm công việc gì? làm trong bao nhiêu lâu?...

Hiện nay kênh phân phối của công ty chủ yếu là kênh phân phối gián tiếp, vì thế công ty nên suy nghĩ tới việc mở rộng thêm kênh phân phối trực tiếp. Điều này góp phần đưa sản phẩm của công ty trực tiếp đến với người tiêu dùng. Công ty nên xây dựng thêm các cửa hàng phân phối sản phẩm trên địa bàn tiêu thụ hiện tại hoặc trên thị trường tiềm năng mà công ty đang định mở rộng. Việc mở thêm kênh phân phối gián tiếp đòi hỏi công ty cần phải xem xét mở thêm địa điểm bán hàng cho phù hợp với thị trường. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là dễ bảo quản, vì vậy có thể xây dựng nhiều cửa hàng ở xa nhà máy sản xuất, tạo điều kiện mở rộng thị trường ra xa hơn nữa. Phải cân nhắc nhằm xây dựng số lượng địa điểm bán hàng cho hợp lý. Việc xây dựng các địa điểm bán hàng này cần phải căn cứ vào kết quả của việc nghiên cứu thị trường, trung tâm dân cư, hệ thống giao thông,... và nguồn vốn của công ty. Công ty có thể xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm gần công ty, cạnh nhà máy sản xuất gạch Tam Điệp Cầu Rào, Hà Bắc. Ngoài ra công ty có thể xây dựng thêm một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Huyện Yên Mô và một số địa điểm khác.

Sau khi xây dựng thêm kênh phân phối mới, sau thời gian hoạt động công ty cần có sự đánh giá hoạt động của các kênh phân phối này. Đánh giá về góc độ kinh tế: Kênh phân phối này hoạt động có hiệu quả hay không, việc tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả không? so với chi phí bỏ ra thh́lợi nhuận thu về ở từng kênh là bao nhiêu? phân tích ưu, nhược điểm và tìm ra những nguyên nhân đó, đưa ra những giải pháp để cải thiện hiệu quả của những kênh phân phối đó. Đánh giá về khả năng kiểm soát, và khả năng thích nghi của các hệ thống kênh phân phối này. Sau khi đánh giá trên các mặt, công ty đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hiện tại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ra xa hơn, tới nhiều vùng sâu vùng xa có nhu cầu xây dựng lớn.

Ngoài ra, để kích thích hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối và mở rộng kênh phân phối, công ty cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối nỗ lực cho việc tiêu thụ sản phẩm đưa sản phẩm tới cho khách hàng, đảm bảo cho hoạt động của kênh diễn ra đúng chính sách của công ty. Để thực hiện tốt giải pháp này công ty cần có một kế hoạch hết sức cụ thể cho việc mở rộng kênh phân phối và việc mở rộng thị trường. Công ty cũng cần có sự đánh giá một cách toàn diện về thị trường, khách hàng, sản

phẩm, hệ thống kênh phân phối hiện tại,...để có sự lựa chọn các giải pháp một cách đúng đắn. Đồng thời công ty cần có các biện pháp huy động vốn nhằm đầu tư cho hoạt động mở rộng thị trường, các hoạt động như quảng cáo, khuyêch trương, xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng...

Việc mở rộng kênh phân phối gián tiếp sẽ đem lại lợi ích cho công ty, giúp cho bán hàng nhanh chóng hơn, tiếp xúc nhiều hơn với nhiều đối tượng khách hàng, có điều kiện thắt chặt hơn với bạn hàng và nhanh chóng nắm bắt được những phàn nàn, những ý kiến về sản phẩm từ đó có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, sản lượng tiêu thụ cao hơn, làm cho doanh thu sản phẩm tăng cao, hiệu quả sản xuất, lợi nhuận tăng, từ đó có thể nâng cao được thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này cũng cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhằm cho nguồn vốn được đầu tư một cách đúng đắn, tận dụng tốt nguồn lực của công ty tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn và nhân lực. Mở rộng thị trường phải đúng nơi, tránh tình trạng thua lỗ, ngoài đầu tư cho việc xây dựng cửa hàng, cần có đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ bán hàng tránh cho hệ thống kênh phân phối rộng mà hoạt động lại không có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Giai đoạn 2020-2025 được dự báo là một giai đoạn khó khăn cho mọi ngành kinh tế. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang nỗ lực đưa ngành kinh tế thoát ra thời kỳ khủng hoảng. Những gói hỗ trợ để thúc đẩy nền kinh tế đã được nhà nước đưa ra với hi vọng ngăn chặn tình trạng trì trệ kéo dài tiếp diễn. Xây dựng Việt Nam đang có những cơ hội mới để thúc đẩy phát triển .

Dựa vào xu thế hiện tại, những mục tiêu CP Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội đặt ra trong ngắn hạn hoàn toàn bám sát với thực tiễn. Với những giải pháp chung cho toàn công ty, những giải pháp khá cụ thể cho hai lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng, cùng với một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan cấp cao, tác giả mong muốn công ty sẽ có những bước phát triển hơn nữa, củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường .

KẾT LUẬN

Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa sản phẩm từ giai đoạn sản xuất sang giai đoạn lưu thông trên thị trường và tới tay khách hàng. Tiêu thụ tốt sẽ có tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó giúp tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lý nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, tạo ra doanh thu lớn và lợi nhuận cao. Tiêu thụ tốt thì công ty có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, làm không tốt công ty dần mất đi thị trường của mình, mất đi thị phần và dần bị đào thải. Để thực hiện tốt việc tiêu thụ nó là cả một quá trình, sự sáng tạo, nỗ lực và cố gắng không chỉ của riêng đội ngũ lãnh đạo trong công ty, mà là cả một tập thể cán bộ công nhân viên. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm thường xuyên .

Qua quá trình phân tích số liệu kinh doanh của công ty cùng với quá trình thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học tại trường , tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách tiêu thụ của công ty. Đồng thời cũng đưa ra một số hạn chế, khó khăn mà công ty đang gặp phải tạo tiền đề cho việc hình thành một chiến lược tiêu thụ hiệu quả cho công ty. Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của tác giả còn có nhiều hạn chế, sự phân tích đánh giá của đề tài chưa thực sự sâu sắc, các giải pháp chưa thật đầy đủ và hoàn thiện. Qua bài viết này tác giả hy vọng phần nào giúp ích được cho công ty trong việc mở rộng thị trường trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Nguyên Anh (2014), Suy thoái kinh tế và những thách thức đối với giải quyết việc làm thanh niên hiện nay, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Bách (2017), Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản Lao

động xã hội, Hà Nội.

3. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (2019), Tài liệu nội bộ Công ty, Hà Nội.

4. Hà Văn Đạt (2017), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty bê tông xây dựng Hà Nội, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Duyên (2016), Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thép tại công ty TNHH thương mại Hòa Phát, Hà Nội.

6. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2011), Giáo trình quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Trần Xuân Kiên (2013), Các giải pháp phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ XXI, Nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội.

8. 14. Michael.E.Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ Hà Nội. 9. Minh Ninh (2014), “Nghiên cứu thị trường thiết bị điện công nghiệp”, Tạp chí

thiết bị điện công nghiệp, số 2 ngày 25/08/2014.

10. Minh Ninh (2014), “Tổng quan thị trường tiêu thụ thiết bị điện công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí thiết bị điện công nghiệp, số 4 ngày 01/10/2014.

11. Nguyễn Thị Nhung (2010), Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

12.Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. 13. Philip Kotler (2010), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2015), Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại

doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Thắng (2014), Kinh tế thế giới và Việt Nam 2013-2014 vượt qua trở ngại để phục hồi tăng trưởng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Trần Văn Tùng (2014), Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 05_ NGO VIET HA (Trang 106 - 111)