Giám sát và đánh giá kết thúc

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với đối tượng khuyết tật là phụ nữ (Trang 45 - 48)

Quá trình thân chủ tham gia các hoạt động tại địa phương cũng như các hoạt động tại DRD, nhân viên xã hội phải giám sát sự tham gia đó bằng cách gọi điện thoại hỏi thăm, đến nhà để xem hoạt động kinh doanh của thân chủ có thuận lợi như mong đợi

không. Nhân viên xã hội sẽ chủ động hỏi mức độ hài lòng của họ về các dịch vụ họ đang được hưởng, các hoạt động họ đang tham gia cũng như hỏi thăm trực tiếp tại các cơ sở, đơn vị thân chủ đang tham gia sinh hoạt về mức độ tham gia của thân chủ.

KẾT LUẬN

Trong nhu cầu của nền kinh tế thị trường, người không khuyết tật tìm được việc đã khó thì người khuyết tật càng khó hơn. Nhưng đứng trên bình diện khách quan mà nói khuyết tật không phải là một bệnh lý của cá nhân mà nó có mối liên quan mật thiết với các vấn đề xã hội như nghèo đói, mù chữ...Vì thế khuyết tật là một vấn đề của phát triển xã hội.

Những năm gần đây Nhà Nước Việt Nam đã quan tâm nhiều đến vấn đề khuyết tật nhưng để thay đổi cái nhìn của xã hội, của những suy nghĩ lệch lạc thì không phải là điều

dễ dàng. Do đó giáo dục cộng đồng là rất quan trọng nhằm cho mọi người hiểu biết chính xác về vấn đề khuyết tật.

Không phải ai có vấn đề mới đến tìm mình, mọi người đều có vấn đề nhưng mỗi người sẽ có những vấn đề khác nhau, hoặc thậm chí là những vấn đề giống nhau nhưng ở những khoảng thời gian khác nhau và với mỗi người khác nhau họ sẽ có những phản ứng khác nhau. Và không phải vấn đề nào thân chủ cũng sẵn lòng ra để chia sẻ với mình điều quan trọng là Nhân viên xã hội phải quan sát tốt, phải tinh tế và nhạy bén. Việc tiếp cận thân chủ là một công việc rất khó khăn, ấn tượng ban đầu có thể làm nên thành công của một cuộc nghiên cứu. Tiến trình nghiên cứu ca không phải lúc nào cũng đi theo một khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và môi trường để đưa ra phương pháp làm việc tốt nhất. Việc xác định vấn đề của thân chủ không nhất thiết phải xuất phát từ chính thân chủ, mà còn xuất phát từ gia đình, bạn bè, môi trường xung quanh (họ hàng, hàng xóm...). Chính vì vậy, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn và nhiều kênh thông tin sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Nhân viên xã hội trong việc chuẩn đoán vấn đề và lên kế hoạch can thiệp

Đối với người khuyết tật, thì ổn định tâm lý là một việc rất quan trọng. Tâm lý có thể giúp họ sống tốt hơn và ngược lại. Tâm lý ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân: bản thân người khuyết tật, dạng tật của họ hay từ môi trường mà họ đang sống. Khi lên kế hoạch trị liệu cho thân chủ cần có sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài khác: dịch vụ xã hội, các tổ chúc xã hội...

Theo tôi điều quan trọng nhất mà chúng tôi cần để trở thành một Nhân viên xã hội chuyên nghiệp và làm tốt công việc của mình chính là một “chữ tâm” được rèn rũa và tôi luyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phụ nữ - sức khỏe và môi trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia phát hành năm 2001

2. Huỳnh Thị Nương (2003), Tìm hiểu vấn đề việc làm của người khuyết tật vận động ở TP.Hồ Chí Minh hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học Địa Lý, chuyên ngành Địa Lý dân số xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, TP. Hồ Chí Minh

3. Pháp lệnh về người khuyết tật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (01/11/1998)

4. Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 09/02/1975

5. Hàn Bằng Vũ, “Cuộc đời thật hoàn hảo”, nhà xuất bản Đông Tây năm 2013

6. Nguyễn Thị Xuyên, “Thể thao văn hóa và giải trí cho người khuyết tật”, nhà xuất bản Giáo Dục

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với đối tượng khuyết tật là phụ nữ (Trang 45 - 48)