Phân tích đánh giá các khía cạnh vấn đề của thân chủ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với đối tượng khuyết tật là phụ nữ (Trang 33 - 42)

Ban đầu Chị tâm sự với tôi “chị không tin tưởng người khác đặc biệt là người khác giới”. Chị mất niềm tin ở người khác điều này có thể hiểu và thông cảm bởi lẽ hành vi của con người sẽ chịu tác động từ môi trường gia đình – môi trường đầu tiên nhưng có ý

nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách . Thân chủ không có thiện cảm với người khác giới, bởi trong đầu chị đàn ông chính là những người giống bố của mình, họ cũng chỉ mang lại những điều tương tự như bố đã đối xử với mẹ chị. Nhưng sau nhiều lần tiếp xúc khi chị đã thân quen và tin tưởng tôi. Chị đã kể cho tôi nghe tất cả những kỉ niệm buồn của chị, cũng như tất cả những tâm sự thầm kín nhất trong lòng chị. Chị cũng biết yêu, chị cũng cần một mái ấm để dựa vào nhưng chính khuyết tật của bản thân đã làm chị mất đi tự tin ấy. Có lúc chị cảm thấy hạnh phúc khi yêu một người, có lúc chị lại không dám vì chị mất lòng tin ở họ. Chị rất dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Nhưng trong chị lại luôn dấy lên một quyết tâm chị phải sống thật tốt, thật hạnh phúc.

Có những chuyện ta không thể trải lòng ra kể với anh chị em hay bố mẹ mà có thể nói cho một người bạn mà ta cảm thấy tin tưởng, lúc đó ta lại cần ở họ một lời động viên một lời khuyên hay một sự an ủi...

Nhân viên xã hội nhận thấy thân chủ là một người sống rất tình cảm. Những buổi gặp đầu tiên thân chủ nói chuyện chỉ mang tính chất chia sẻ về những thông tin khái quát, nhiều khi thân chủ còn dè chừng khi kể chuyện, nhưng những lần sau đó khi Nhân viên xã hội đã tạo được sự tin tưởng của thân chủ, thân chủ chia sẻ một cách chân thành hơn và bộc lộ cảm xúc của mình rất rõ rệt: cảm xúc buồn vui xen lẫn những lo lắng và suy nghĩ của thân chủ... Qua đó tôi nhận thấy thân chủ là người sống rất tình cảm và dễ bị tác động bởi hoàn cảnh. Tình cảm của thân chủ chân thành và rất sâu sắc. Vì vậy khi thân chủ đã đặt lòng tin vào một ai đó hoặc một sự việc gì đó khi bị tổn thương thân chủ rất khó để có thể tin vào điều gì tương tự như thế: thân chủ đã kể cho Nhân viên xã hội nghe về tình cảm của mình, tại sao thân chủ lại không lựa chọn sống vì tình yêu của mình vì thân chủ là người biết suy nghĩ và suy nghĩ rất nghiêm túc cho cuộc sống sau này. Thân chủ không muốn vì bản thân mình mà làm khổ người khác, phá vỡ hạnh phúc của người khác mà đáng lẽ không thuộc về mình. Thân chủ đã từng trải nghiệm sâu sắc những ảnh hưởng của việc cha mẹ chia tay nhau khi có người thứ ba. Nhân viên xã hội nhận thấy sự cao thượng của chị, bởi lẽ trong lòng bất kì một người phụ nữ nào cũng có trong mình sự ích kỉ để giữ người mình yêu, và vì hạnh phúc của chính mình.

Thông qua việc phân tích các thế mạnh của thân chủ (bảng phân tích SWOT) Nhân viên xã hội đã có những đánh giá ban đầu, những đánh giá này sẽ cung cấp cơ sở để Nhân viên xã hội phát triển các kế hoạch hỗ trợ. Những hành vi trong quá khứ thân chủ đã sử dụng để ứng phó thành công với hoàn cảnh khó khăn, sự hỗ trợ của gia đình, sự sắp xếp cuộc sống của thân chủ đã thấy được nghị lực sống vươn lên của thân chủ... Sau khi tham dự tập huấn của Trung tâm Khuyết tật và phát triển về Nhân viên xã hội thấy chị có nhiều thay đổi, sự thay đổi đầu tiên mà chính chị cũng nhận ra đó là chị thấy mình tự tin hơn. Chị là người biết sống tự lập biết nhìn nhận khó khăn của chính mình để vươn lên; chính vì vậy chị biết mình mong muốn điều gì, và mình nên làm gì. Chị suy nghĩ rất chín chắn tất cả những việc trong cuộc sống như chính chị là một người từng trải. Chính những điều đó, làm cho tôi tin rằng chị sẽ thay đổi và sẽ thực hiện được những mong muốn của mình với kết quả thật tốt.

Kết quả đầu tiên là sau hơn 20 năm không đi học nhưng sau khi trở lại trường chị đã đạt được kết quả như vậy là một điều không phải dễ. Hiện nay, có nhiều các bạn học sinh, sinh viên học hôm nay ngày mai quên; huống gì là chị vừa đi học vừa ở bệnh viện chữa bệnh; kết quả mà chị đạt được đã chứng minh rằng chị rất cố gắng, chăm chỉ và trong bản thân chị có một sức mạnh tiềm ẩn và nó sẽ bộc phát khi có điều kiện . Một yếu tố không thể thiếu chúng ta cần phải nhắc đến, để đạt được kết quả đó ngoài sự cố gắng của bản thân chị còn nhận được sự giúp đỡ tốt từ chị gái, thầy cô tại Trung tâm và cả các bạn học cùng với chị.

Kết quả mà chị đạt được hơn cả những gì chị đã mong đợi: ngoài những kết quả học tập ở Trung tâm Bảo trợ và tạo việc làm cho người tàn tật chúng ta còn phải kể đến nữa là tập huấn Khởi sự Doanh nghiệp: thường thì tập huấn Khởi sự doanh nghiệp thường trải qua hai đợt, yêu cầu của tập huấn đợt hai là những bạn đã tham dự tập huấn lần 1, phải học bài và làm bài test qua mới được tham dự đợt hai nhưng chị là một đối tượng ngoại lệ được Ban tổ chức ưu tiên vì hoàn cảnh gia đình và mong muốn của chị. Mục đích của tập huấn Khởi sự Doanh nghiệp là giúp các anh/ chị khuyết tật cũng như gia đình của họ nâng cao các kĩ năng kinh doanh. Sau khi tham dự tập huấn xong thì tất cả các bạn khuyết tật tham dự tập huấn đều có cơ hội để viết lên ý tưởng kinh doanh của mình. Chính vì vậy,

với mong muốn có thêm vốn để biến cái tạp hóa nhỏ của mình thành một cái tạp hóa lớn hơn phục vụ nhu cầu không những của trẻ em trong xóm mà cả những gia đình ở con hẽm nhỏ nữa chị đã viết bài gửi lên tham dự cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh”. Những ngày mới học về do chưa có kiến thức kinh doanh đã học đợt 1, tập huấn đợt hai chỉ diễn ra trong ba ngày ngắn gọn cho cả khóa tập huấn với nhiều nội dung, chị chia sẻ “chị phải cần mẫn đọc đi đọc lại từng trang một; nhiều lúc không hiểu chị gọi điện hỏi ban tổ chức và có lúc gọi điện hỏi cả thầy giáo của tập huấn nữa”. Thầy H – tập huấn viên của tập huấn cũng chia sẻ với tôi vì sự cảm phục hoàn cảnh và tinh thần ham học hỏi của chị; trong thời gian chị viết bài tham dự cuộc thi tôi có xuống thăm chị có những phần chị không hiểu chị hỏi tôi (may mắn là tôi chính là thư ký của tập huấn nên Nội dung cơ bản của tập huấn tôi đều nắm được), tôi giảng cho chị mà nói đi, nói lại hàng mấy chục lần nhưng chị mới hiểu... vậy mà tham dự cuộc thi lại đạt giải cao. Từ kết quả đó ta thấy được khả năng tự học, tự tìm tòi và ứng dụng rất tốt những gì đã học của chị vào bài làm, có thể cách hiểu của chị không hoàn toàn đúng với ý nghĩa trong tài liệu giảng dạy nhưng chị dám làm và dám mạnh dạn trình bày ý tưởng và tin tưởng vào bài làm của mình. Phần nội dung mà chị trình bày trong ngày trao giải thưởng Ý tưởng kinh doanh (28/02/2011) là những kinh nghiệm mà chị đã có được trong một thời gian dài bán hàng trước khi chị đi học ở Trung tâm Bảo trợ, dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật. Chính nhờ kinh nghiệm thực tế mà chị đã đánh giá được nhu cầu của người dân sử dụng hàng hóa nơi chị ở (sản phẩm nào nên bán nhiều, sản phẩm nào nên bán ít...), chị thuyết phục được ban tổ chức không phải nhờ vào sự sáng tạo, ý tưởng hay, độc đáo mà ở chính sự nhiệt tình và quan tâm và mong muốn thực hiện nó. Ngay cả Ban giám khảo cũng bất ngờ với cách tính thu nhập hàng tháng của chị, quán chị nhỏ lại bán các mặt hàng đã có giá sẵn trên thị trường nên không thể tăng giá, số tiền “lời” mà chị thu được từ quán rất ít; phương án tốt nhất là quán phải bán đa dạng các loại mặt hàng thì mới có thu nhập cao. Thu nhập hiện thời của chị thấp nhưng chị chọn công việc đó vì nó phù hợp với chị trong hoàn cảnh này, (chị đi lại khó khăn có muốn đi làm ở một công việc khác cũng rất khó cho chị, hoàn cảnh khó khăn, mẹ già...) và chị cũng yêu thích nó nữa. Thân chủ chia sẻ, niềm vui lớn nhất với chị bây giờ là được làm bạn với những đứa trẻ thơ trong xóm, chị vui khi được chúng gọi

là “gì ”, vui vì được trêu chúng cười và đùa nghịch cùng với chúng, vui vì chúng dám kể cho chị nghe những câu chuyện, những tật xấu mà chúng không dám nói với ba mẹ... với chị như vậy là hạnh phúc. Hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường nhưng không phải ai cũng có được, bởi lẽ nền kinh tế thị trường đòi hỏi con người ta đầu tư công sức và thời gian nhiều cho công việc, họ ít có thời gian rãnh để quan tâm và chia sẻ với người trong gia đình và những người thân quen. Họ giải trí bằng các dịch vụ (internet, chat, game, facebook...), họ tìm kiếm bạn bè và tìm nguồn giải trí từ những dịch vụ đó. Vai trò của kênh giao tiếp trực tiếp đang mất dần vị thế trong cách sống của con người Việt Nam. Ở khu vực quanh nhà chị, do số lượng nhà cửa không đông đúc, họ cũng không có thói quen như cư dân nông thôn là thường xuyên thăm hỏi nhau, nên họ cũng có qua lại với chị nhưng cuộc trò chuyện chỉ là những lời xã giao, hoặc những chuyện bâng quơ đời thường. Để làm rõ hơn về mối quan hệ của chị hàng ngày tôi vẽ biểu đồ hệ thống sinh thái. Đây là những mối quan hệ chủ yếu trong cuộc sống của chị, nhìn chung chúng tác động và ảnh hưởng tới cuộc sống của chị, những mối quan hệ đó không những giúp chị được nhiều trong những kĩ năng sống cơ bản và cần phải có mà nhiều khi sự chia sẻ của mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp chị tự tin hơn và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn.

Phân tích biểu đồ sinh thái: Biểu đồ sinh thái là công cụ mô tả nhằm mô hình hóa các mối quan hệ của cá nhân thân chủ với các yếu tố xã hội của môi trường xung quanh. Qua đó cũng thể hiện mối quan hệ của thân chủ với các yếu tố xung quanh.

Thân chủ Mẹ Nhân viên xã hội Chị gái Nhóm làm việc của DRD Bạn bè DRD Hàng xóm Bố

Chú thích:

Mối quan hệ sâu sắc:

Mối quan hệ bình thường, một chiều: Mối quan hệ ít thân thiết:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy người có tác động sâu sắc nhất tới thân chủ là chị gái và mẹ. Họ có ảnh hưởng tới thân chủ theo hai chiều: tiêu cực hoặc tích cực bởi vì họ là những người thân thiết nhất, hiểu được hoàn cảnh, tình hình và điều kiện thực tế cuộc sống của chị cũng như chi phối cuộc sống của chị. Mẹ chị là người cùng chị đương đầu với những khó khăn, thử thách. Chị gái là người sẵn sàng chia sẻ với chị những khó khăn, mệt mỏi những thất vọng...cũng như khuyến khích chị vươn lên. Những mối quan hệ khác mặc dù ít tác động nhưng nó cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của chị. Chính vì mối quan hệ của chị với họ hàng, hàng xóm và bạn bè ít nên chị hay buồn, ít được chia sẻ dẫn tới tự ti. Sau khi chị nhận được hỗ trợ của Trung tâm bảo trợ, dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật, nhóm việc làm thuộc Trung tâm khuyết tật và phát triển, chị đã có những thay đổi (thể hiện sự tác động) nhưng mối quan hệ này ít mật thiết và cũng có thể không kéo dài. Mong muốn bây giờ của chị là nhận được sự hỗ trợ từ Trung Tâm Khuyết tật và Phát triển hoặc từ các tổ chức quan tâm khác giúp chị có vốn để mở rộng quán và có thể tham gia các Câu Lạc Bộ dành cho người khuyết tật hoặc tham dự các buổi tập huấn dành cho người khuyết tật để chị có thể học hỏi và giao lưu với các bạn có cùng hoàn cảnh với chị

Tháng 4/2011 được sự hỗ trợ của Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật (1A, Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, Tp. HCM), chị đã được mổ chỉnh hình và phục hồi chức năng ở tay. Điều quan trọng của Người khuyết tật vận động là phục hồi chức năng vận động của họ. Tùy theo mức độ và nguyên nhân dẫn đến khuyết tật mà chúng ta có các biện pháp phục hồi thích hợp để tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng vận động. Tuy nhiên đa phần người khuyết tật vận động là do sốt bại liệt từ lúc trước 12 tuổi (lúc này trẻ còn rất nhỏ, phát hiện và nhờ vào sự tiến bộ của y khoa can thiệp thì có thể phục hồi), vậy mà chị đã 42 tuổi vẫn tham gia khám và được xét mổ tại Trung tâm , tôi bất ngờ khi chị vui khi kể cho tôi nghe “ chị vào đây phải làm hồ sơ mình mới 30 tuổi để được tham gia mổ, khi chị nói 43 tuổi chẳng ai tin, ai cũng khen chị trẻ so với tuổi ấy em à”, tôi cũng hỏi chị “chị mổ xong chức năng ở tay chị có phục hồi được không?”. Chị nói “ tay chị sau khi mổ xong chỉ thẳng ra giống tay của mình chứ nó không phục hồi được gì hết, tay của chị giống như một vật vô tri vô giác vậy thôi”. Sau khi nghe chị nói tôi hết sức bất ngờ, vậy chị chịu đau, nằm trong bệnh viện cả tuần vì lý do gì hay chỉ vì một lý do đơn giản tay chị nhìn sẽ thẩm mỹ hơn. Câu hỏi ấy luôn hiện lên trong đầu tôi, tôi cũng hỏi chị nhưng chị chỉ cười như một việc làm chị thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Sức mạnh nào ẩn chứa trong đó, phải chăng chính là mong muốn chị không còn dị tật hay khiếm khuyết. Nhưng chính vì hành động đó của chị tôi thấy được rằng chị đang cảm nhận như thế nào về sự khiếm khuyết của mình, và chị cũng mong muốn như thế nào về một cuộc sống ở tương lai (có thể nó không thay đổi được điều gì nhưng ít nhất cánh tay của chị cũng không cong và cua lại, chị mặc áo sẽ đẹp hơn và chị sẽ tự tin hơn khi ra ngoài chị mặc trên mình những bộ đồ đẹp...) tất cả có thể được xem là kết quả dù nhỏ thôi nhưng nó vẫn làm chị vui, chị tin và yêu cuộc sống. Theo Adler – người đầu tiên đề cập đến liệu pháp tâm lý nhân thức, ông cho rằng suy nghĩ đóng vai trò quan trọng trong nguồn gốc của cảm xúc: Một người có thể vượt qua sự yếu kém của mình bằng cách cố gắng để trở nên hoàn hảo, đó là tình trạng mà đầu tiên Adler gọi là bản năng gây hấn, ông cho rằng khi một cá nhân phấn đấu và tinh thần vươn lên của cá nhân, khi cảm xúc thân chủ thay đổi, họ dễ dàng bắt tay vào xây dựng lại cuộc đời họ. Khi những nhu cầu không không thể thỏa mãn, họ sẽ trở nên nản chí và gây hấn. Sau này ông tin tưởng rằng sự cố

gắng để trở nên hoàn hảo chính là động lực sống đằng sau tất cả những hành vi con người. Adler thấy rằng con người có động lực để hướng đến và đi đến tương lai, và có thể quyết định cho cuộc sống của riêng họ ở một mức độ nào đó. Mặc dù môi trường và di

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với đối tượng khuyết tật là phụ nữ (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w