Các điều kiện nguồn lực: phòng marketing hiện tại có sự quan tâm của Ban PTSPBL & Marketing để phát triển và ngày càng chủ động trong việc lên kế hoạch thực hiện các hoạt động marketing. Hơn nữa, trong hiện tại các hoạt động marketing của phòng đang có sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn nước ngoài về các kỹ thuật marketing. Hiện tại đây trở thành phòng đầu tiên có kỹ thuật và truyên trách về marketing nên trở thành nơi giúp đỡ các phòng khác ở các Ban có chức năng kinh doanh kể trên trong việc thực hiện các hoạt động marketing.
Hệ thống trợ giúp: các chương trình trợ giúp cho hoạt động marketing ngày một tăng lên, đặc biệt là các phương tiện trợ giúp thực hiện các chương trình truyền thông và đánh giá hiệu quả của các chương trình này.
Quy trình lên kế hoạch marketing tổng thể: được thực hiện đầu mỗi kỳ kinh doanh:
Vấn đề xây dựng kế hoạch được phòng marketing quan tâm và đó là những việc đầu tiên cho một chương trình marketing thành công. Hiện tại, phòng đã đề ra quy trình để xây dựng kế hoạch và từng bước hoàn thiện cũng như thực hiện theo quy trình đó. Theo đó việc xây dựng kế hoạch bao gồm các bước sau:
Bước 1: dựa trên tình hình kinh doanh của năm trước để đưa ra các kế hoạch cho năm nay. Các vấn đề được phân tích sâu trên thông số của năm trước bao gồm:
• Tình hình thị trường kinh tế, tình hình thị trường của ngành ngân hàng • Tình hình khách hàng của khối bán lẻ
• Các kết quả kinh doanh ( lợi nhuận, doanh thu…) chung của BIDV trong năm trước
• Các kết quả, báo cáo tình hình, doanh số, lợi nhuận của các sản phẩm. dịch vụ bán lẻ trong năm trước
• Tình hình nội bộ của BIDV
• Từ đó đưa ra kết luận trên ma trận swot về điểm mạnh, yếu của BIDV
Bước 2: Đưa ra các kết luận, phân tích, các thông số báo cáo và đưa ra hường chủ yếu cho các hoạt động marketing năm nay (tập trung vào những mặt nào, những hoạt động nào là chủ yếu và cần phải nhấn mạnh..)
Bước 3: Cụ thể hóa cho từng dòng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đánh giá hoạt động marketing cho từng dòng trong danh mục sản phẩm dịch vụ mạnh, yếu ở điểm nào (trên cơ sở đánh giá doanh số bán, sự hấp dẫn của sản phẩm, khả năng nhận biết của khách hàng mục tiêu về sản phẩm..) . Đưa ra các phương án, kế hoạch marketing cho từng dòng sản phẩm. Đặc biệt chú trọng đến việc ưu tiên hoạt động marketing cho các sản phẩm - dịch vụ chiến lược, các sản phẩm dịch vụ truyền thống, thế mạnh, các sản phẩm mới mà thị trường chưa có trong danh mục sản phẩm dịch vụ trong giai đoạn sắp tới.
Kế hoạch Marketing cho từng dòng sản phẩm:
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu thị trường đối với sản phẩm
Bao gồm các hoạt động về nghiên cứu tình hình các dòng sản phẩm, dịch vụ và các sản phẩm cụ thể trong đó ( hiệu quả của sản phẩm dịch vụ trước đó, doanh số bán, tình hình cạnh tranh với sản phẩm, khả năng phát triển trong thời gian tới…) Và các hoạt động nghiên cứu các ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ mới.
Bước 2: Quyết định những hoạt động marketing cần phải thực hiện đối với từng sản phẩm đã nghiên cứu. Quyết định có thực hiện sản phẩm mới hay không.
Bước 3: Lên kế hoạch thực hiện cụ thể cho mỗi sản phẩm và kế hoạc tung sản phẩm mới.
Hệ thống thông tin trợ giúp
Hiện tại phòng marketing đang sử dụng nhưng thông tin từ các công ty nghiên cứu thị trường và các cuôc nghiên cứu thị trường do phòng tự thực hiện.
Đối với việc thu thập các thông tin trên thị trường hiện nay phòng đang phối hợp và ký kết hợp đồng với các công ty cung cấp các phần mềm tìm kiếm thông tin
như phần mềm tìm kiếm tập hợp thông tin trên tất cả các báo giấy, báo điện tử và truyền hình, phần mềm tính toán, trợ giúp và đo lường các hiệu quả của quảng cáo hay tính toán các phương án quảng cáo để đạt được hiệu quả đã đề ra trước….