Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng công nghiệp (Trang 42 - 44)

phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp

3.3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Công ty Cổphần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Công nghiệp

3.3.1.1Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là bước quan trọng giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tránh các tổn thất do rủi ro xảy ra.

Công ty có 113 cán bộ công nhân viên, do vậy để công tác nhận dạng rủi ro về yếu tố con người hiệu quả Công ty có thể áp dụng phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp này vừa giúp ban lãnh đạo công ty gần gũi với nhân viên trong công ty, vừa có thể nắm bắt được tình hình hoạt động tại mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân. Từ đó ban lãnh đạo có thể dễ dạng nhận thấy các mối hiểm họa và nguyên nhân rủi ro.

Thường xuyên cập nhật thông tin từ thị trường trong và ngoài nước, chính sách của nhà nước, dự báo thời tiết… việc này giúp cho Công ty nắm được tình hình kinh tế, chính trị của trong và ngoài nước, từ đó có thể dự đoán được sự biến động của giá cả thị trường, các chính sách mới ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay thời tiết xấu ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.

Ngoài ra, cần tìm hiểu rõ các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh.

Phân tích rủi ro

Từ việc thu thập thông tin cũng như nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra hoặc đã xảy ra, tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro và dự báo các tổn thất có thể xảy ra để đưa ra các biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro và ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất. Từ đó, lập bảng liệt kê nguy co rủi ro và các biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro.

Bảng 3.2 Liệt kê một số nguy cơ rủi ro, nguyên nhân và các hạn chế nguy cơ rủi ro tại Công ty TNHH Cơ khí xây dựng VDC

STT Nguy cơ rủi

ro Nguyên nhân Rủi ro, tổn thất

Biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro, tổn thất

1 Gió bão Thời tiết xấu Tiến độ xây

dựng bị chậm, giảm uy tín

Tăng ca làm trước và sau khi gió bão

2 Hao hụt

nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng Tay nghề của công nhân kém Tốn kém nguyên vật liệu, chi phí sản xuất cao

Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công

nhân, kiểm soát chặt chẽ việc nhập – xuất vật liệu 3 Công nhân tự ý nghỉ trong giờ làm việc Ý thức làm việc kém, hệ thống giám sát chưa chặt chẽ

Giảm năng suất lao động, chậm tiến độ sản xuất

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để nâng cao ý thức của

công nhân

Việc phân tích rủi ro đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên phải có trình độ, kiến thức sâu rộng về rủi ro, Công ty cần có sự quan tâm thích đáng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, cử cán bộ đi học để nâng cao kiến thức vững chắc về phân tích rủi ro hoặc tuyển dụng thêm nhân viên có kiến thức và trình độ, kinh nghiệm về phân tích rủi ro.

Đo lường và đánh giá rủi ro

Công tác đo lường và đánh giá rủi ro kinh doanh tại công ty còn hạn chế, chưa đánh giá chính xác mức độ tổn thất, thiệt hại rủi ro gây ra. Việc đo lường rủi ro cần áp dụng đầy đủ các phương pháp định lượng và phương pháp định tính để có thể xác định chính xác mức tổn thất và xác suất xuất hiện để có chiến lược phù hợp.

Do đó công ty nên hoàn thiện xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về công tác đo lường và đánh giá rủi ro, từ đó có bảng đánh giá chặt chẽ để dưa ra con số chính xác cụ thể mức độ nghiêm trọng thiệt hại của từng rủi ro xảy ra có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng rủi ro tới công ty.

Công tác kiểm soát rủi ro của công ty còn bị động, khi xảy ra rủi ro mới để ra phương pháp xử lý. Do vậy Công ty cần lập các phương án giải quyết rủi ro để đến khi rủi ro bất ngờ xảy ra công ty vẫn có thể chủ động giải quyết. Kế hoạch kiểm soát rủi ro bao gồm quá trình nghiên cứu và đánh giá rủi ro có thể xảy ra, từ đó chuẩn bị các phương án để giải quyết chúng.

Ngoài việc mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, công ty nên mua thêm bảo hiểm cho chính sản phẩm xây dựng mà mình tạp ra nhằm khắc phục tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Né tránh các rủi ro có khả năng xảy ra cao. Không hợp tác với những nhà cung cấp có uy tín thấp. Không cấp tín dụng quá lớn cho các khách hàng có khả năng hoàn trả yếu. Không ký kết các hợp đồng không rõ ràng…

Hiện tại công ty vẫn chưa có quỹ tài trợ rủi ro. Do vậy cần lập một khoản chi phí dự phòng, khoản dự phòng này chỉ được sử dụng khi có rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng công nghiệp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w