Chi phí xúc tiến bán hàng và những hoạt động tương tự Phân tích hoà vốn:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Marketing trong doanh nghiệp xây dựng (Trang 76 - 81)

tương tự. Phân tích hoà vốn:

Khi doanh nghiệp đưa ra một mức giá bán nào đó thì mức giá đó phải bù

đắp đủ những chi phí sản xuất. Do đó việc phân tích hoà vônsex quyết định đối vớimột hoàn cảnh chi phí cho trước, cần doanh số bao nhiêu để đạt được hoà vốn giữa thu và chi, do đó phân tích hoà vốn sẽ quyết định sự kết hợp tối

Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

giá đơn vị và khối lượng thể hiện ở tổng thu nhập. Sau khi phân tích hào vốn thì doanh nghiệp sẽ xác định được vùng giá có lãi, vùng giá bị lỗ.

4.3.2. Bước 2: Phân tích thị trường và dự báo khối lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ.

- Phân tích độ co giãn của cầu khi có sự thay đổi của giá: E = % sự thay đổi lượng cầu sản phẩm

% sự thay đổi về giá

Trên thực tế rất khó xác định hệ số E một cách định lượng. Người ta chỉ xác định hệ số E về mặt lí thuyết dựa trên những giả định, những kinh nghiệm lịch sử về mối quan hệ giữa giá và cầu, điều tra chọn mẫu tiến hành phỏng vấn khách hàng...

- Dự báo khối lượng sản phẩm để giúp cho việc phân tích thị trường. Hơn nữa việc dự báo khối lượng bán có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tác động đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp.

4.3.3. Bước 3: Xác định mức giá và vùng giá dự kiến: Việc quyết định đưa ra một giá

bán hợp lý phụ thuộc vào mức đọ

Doanh Doanh thu

cạnh tranh trên thị trường, chi phí sản thu

xuất, dự kiến chính sách giá. Đồng Tổng chi phí

thời mức giá phải xét đến mục tiêu đã lãi

Chi phí

đề cập từ ban đầu. Mỗi thị trường sẽ biến đổi

có một giới hạn giá nhất định: giá lỗ Doanh

max, giá min. Với khung giá đó thì

thu hoà Chi phí cố định

doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vốn

việc bán hàng, công tác bảo hành bảo Số

trì sản phẩm để tăng hơn nữa sức Số lượng lượng

hoà vốn

mua của khách hàng.

4.3.4. Bước 4: Xây dựng cơ cấu giá: Cơ cấu giá phải thoả mãn 3 mục đích:

- Nó cho doanh nghiệp một cái khung chi tiết để tính giá cho sản phẩm. - Cho phép so sánh tỉ mỉ với giá cạnh tranh.

- Phát hiện ra những chi phí không hợp lý từ đó tìm cách làm giảm thiểu những chi phí này.

Xây dựng cơ cấu giá chính là việc xác định các bộ phận hợp thành nên cơ cấu giá.

4.3.5. Bước 5: Báo giá và các điều kiện bán hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo giá là việc doanh nghiệp đã chọn mức cơ cấu giá để báo giá bán cho sản phẩm của doanh nghiệp sau đó kèm theo những vấn đề luật lệ liên quan giữa người mua và người bán hay chính là quyền lợi giữa người mua và người bán. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định các kênh phân phối dựa trên báo giá mà doanh nghiệp đưa ra.

5. Một số chiến lược giá:

5.1. Chiến lược định giá cao: Có 2 hướng:

- Định giá cao một cách lâu dài: đòi hỏi phải có những yêu cầu đáp ứng như: sản phẩm đang xét dường như đang chiếm lĩnh độc quyền, hệ số co giãn của cầu là rất nhỏ.

- Định giá cao trong một thời gian ngắn: thường phù hợp với những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn trên thị trường và trong thời gian ngắn trước mắt thì chưa có nhiều sản phẩm tương tự trên thị trường. Do đó người ta tranh thủ bán với giá cao.

Đối với sản phẩm xây dựng thì chiến lược này có thể được áp dụng khi mà các doanh nghiệp có trong tay một công nghệ đặc biệt và độc quyền. Khi đó các chủ đầu tư phải chấp nhận mua với giá cao. Tuy nhiên Nhà nước vẫn có những quy định về mức chi phí cao nhất mà không được vượt quá.

5.2. Chiến lược định giá thấp:

Giá thấp được hiểu là nằm dưới giá của sản phẩm có thể so sánh được hay ít nhất cũng được coi là thấp. Chính sách này nhằm loại trừ những đối thủ hiện có đồng thời ngăn ngừa những đối thủ mới. Chiến lược định giá thấp đòi hỏi phải tận dụng được năng lực sản xuất và giảm các khoản chi phí sản xuất. Chiến lược định giá thấp có các chiến lược sau:

Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng

- Chiến lược xâm nhập thị trường: định giá thấp cho 1 sản phẩm mới đưa vào thị trường để tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ ban đầu đẻ chiếm lĩnh thị trường sau đó mới nâng giá dần lên.

- Định giá thấp một cách tương đối lâu dài. Khi đó số tiền lãi được từ một đơn vị sản phẩm sẽ thấp nhưng do khối lượng sản phẩm lớn nên nếu được tiêu thụ thì tổng số lãi thu được sẽ lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian.

Trong xây dựng cơ bản, đối với các cuộc đấu thầu thì các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược định giá thấp để thắng thầu. Muốn vậy thì các nhà thầu phải nắm vững các chi phí sản xuất,phải có các công nghệ, các nguồn cung cấp vật liệu với giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Và về nguyên tắc thì các nhà thầu có thể lấy điểm doanh thu hào vốn làm giá giới hạn để định giá tranh thầu.

Hiện nay thì không phải lúc nào định giá thấp là cũng thắng thầu mà việc thắng thầu còn dựa trên các yếu tố khác như: dây chuyền thi công, chất lượng, mỹ quan và thời gian thi công. Doanh nghiệp muốn thắng thầu thì phải biết kết hợp các điều kiện trên của chủ đầu tư.

5.3. Chiến lược định giá theo thị trường:

Khi vận dụng chiến lược này thì doanh nghiệp phải tuỳ theo tình hình biến động của thị trường, cạnh tranh trên thị trường về giá cả để định giá cho phù hợp. Trong xây dựng cơ bản thì cơ cấu giá sản phẩm có sự thay đổi theo thời kỳ, theo thị trường, chẳng hạn giá nguyên vật liệu thì thay đổi theo mùa (cát, đá...) thay đổi theo thị trường (đồng bằng, miền núi...) do đó cần phải đưa yếu tố trượt giá vào trong giá dự thầu.

5.4. Chiến lược phân hoá giá:

Vận dụng chiến lược này khi định giá cần phân biệt cho từng vùng, khu vực, yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, các điều kiện để tổ chức thi công, đối tượng tiêu thụ.

6. Chính sách giá trong doanh nghiệp xây dựng:

Sản phẩm xây dựng chính là những công trình cầu, đường, bến cảng... nó là kết quả của một quá trình sản xuất phức tạp, tốn nhiều tiền của và thời gian. Đồng thời giá cả của sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, nó được định giá khi chưa có sản phẩm thực sự mà chỉ là trên thiết kế của chủ đầu tư. Do sản phẩm xây dựng được sản xuất chính tại nơi tiêu thụ, gắn liền với đất đai, phụ thuộc vào điều kiện khí tượng địa chất thuỷ văn ... tại nơi xây dựng nên dẫn đến

sự khác nhau về giá cả vật liệu, tiền lương công nhân, biện pháp tổ chức thi công... dẫn đến sự khác nhau về giá cả sản phẩm xây dựng.

Từng sản phẩm xây dựng có giá riêng được xác định bằng phương pháp lập dự toán (đối với chủ đầu tư). thông qua đấu thầu sẽ xác định được giá mua công trình hợp lý, sát với thị trường. Đấu thầu phản ánh mối quan hệ giữa một bên là chủ đầu tư (bên mua) và một bên là doanh nghiệp xây dựng (bên bán).

Khi tiến hành xác định giá dự thầu thì doanh nghiệp phải căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước. Đó là: các chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc, các định mức kinh tế kỹ thuật, giá chuẩn, đơn giá xây dựng... Từ đó xác định tổng mức đầu tư của dự án, tổng mức vốn đầu tư của dự án, tổng dự toán công trình và dự toán hạng mục công trình.

Đối với từng công trình thì chính sách giá được phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp thắng thầu, ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Khi đó giá trúng thầu chính là giá thanh toán công trình. Do đó giá trúng thầu sẽ quyết định số lãi mà doanh nghiệp thu về. Chính sách giá có thể coi là kim chỉ nam của doanh nghiệp xây dựng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Marketing trong doanh nghiệp xây dựng (Trang 76 - 81)