Điều kiện để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Hoang Ngoc Au - Luan an - CN Quan ly kinh te (Trang 164 - 197)

Để hoạch định chính sách tài khóa, việc dự báo xu hướng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, ngoài nước và các tác động đến thu, chi ngân sách là yếu tố đầu tiên và có ý nghĩa quyết định quan trọng. Một phần quan trọng của mô hình kế hoạch tài chính, ngân sách nhiều năm là việc dự báo thu, chi, kể cả các khoản chi đầu tư. Sự thành công hay thất bại của việc theo đuổi mô hình kế hoạch tài chính, ngân sách này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thực hiện các dự báo tài chính, ngân sách trung hạn hợp lý, đúng đắn.

-Dự báo nguồn thu dài hạn: Xây dựng mô hình tài chính, ngân sách trên cơ sở dự báo được nguồn thu trong tương lai là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi tiêu của CP. Các điều kiện để thực hiện dự báo nguồn thu cho nhiều năm thường, bao gồm: việc dự báo nguồn thu phải được thực hiện bên ngoài quá trình chính trị; phải sử dụng các phương pháp phân tích, dự báo khách quan; các dự báo thu phải được cập nhật định kỳ.

-Dự báo chi ngân sách nhiều năm: dự báo chi có thể được thực hiện chi tiết hơn, vì nhu cầu về dịch vụ công trong một khoảng thời gian nhất định thường không thay đổi nhiều. Hơn nữa, một số khoản chi đã nằm trong các chương trình đã được xác định. Các yếu tố thường được xem xét đến trong dự báo chi là đối tượng thụ hưởng và chỉ số giá. Vì đối tượng thụ hưởng liên quan trực tiếp tới cơ cấu nhân khẩu, chẳng hạn số người trong độ tuổi đến trường, số trẻ em, số người già, số người nghỉ hưu…, nên dự báo chi cho các năm cũng gắn liền với các dự báo vĩ mô khác. Công tác dự báo trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức và tính chính xác chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, cần chú trọng một số nội dung sau:

+ Nhà nước cần có quy định chính thức về việc dự báo kinh tế là khâu bắt buộc trong quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung cũng như trong ban hành chính sách thu, chi NSNN.

+ Cần nâng cao chất lượng dự báo. Khi xây dựng chính sách KTVM, bên cạnh những dự báo về mặt định tính, cần áp dụng các phương pháp định lượng để bảo đảm tính chính xác, tin cậy cao.

+ Phân tích và dự báo một mặt dựa trên xu hướng biến động trong tương lai, mặt khác phải căn cứ vào dữ liệu lịch sử. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu bảo đảm đầy đủ, chính xác và cập nhật để phục vụ cho công tác dự báo.

+ Bảo đảm các điều kiện về vật chất, nguồn nhân lực cho công tác dự báo. Theo đó, nghiên cứu đầu tư thích đáng cho hoạt động dự báo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dự báo và có cơ chế hợp tác, thuê chuyên gia nước ngoài, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kỹ thuật trong phân tích dự báo.

- Dự báo nợ công gắn với dự báo về phát triển KT-XH và NSNN trung hạn, dài hạn [chuyên gia TĐT], trong đó cần chú trọng dự báo nợ công dài hạn giai đoạn 2016- 2030 phù hợp với quá trình huy động, sử dụng và hoàn trả nợ, lãi vay để có giải pháp chủ động trong việc huy động và trả nợ vay.

Nhằm đảm bảo tính trung thực, độc lập, khách quan cũng như tính ràng buộc của việc hình thành, sử dụng thông tin dự báo cần thiết nâng cao năng lực dự báo của Bộ KH & ĐT để giúp CP trong việc thực hiện chính năng dự báo về phát triển kinh tế-xã hội làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương sử dụng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán NSNN.

KẾT LUẬN

Nợ công được xem là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến.

Tuy nhiên, việc QLNC không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát vay nợ công không chặt chẽ và các kết quả báo cáo về quản lý nợ không đầy đủ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh hội nhập quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý hiệu quả nợ công là vấn đề không phải dễ dàng giải quyết đối với CP Việt Nam hiện này.

Quản lý nợ công là một trong những vấn đề quan trọng nhất xét ở khía cạnh tác động qua lại đến bội chi NSNN và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay. Nếu không khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém về nợ công nói trên thì nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Ngược lại, nếu NN mạnh dạn đổi mới cách thức QLNC với những giải pháp hữu hiệu trên đây thì nợ công sẽ trở thành lực đẩy cần thiết mang tính nền tảng để hình thành hệ thống hạ tầng KT-XH nước ta hoàn chỉnh, từng bước hiện đại, đồng thời sẽ có tác động tích cực đến việc lành mạnh hóa NSNN và đảm bảo cấu trúc an ninh tài chính quốc gia, qua đó, tạo bệ phóng cho nền kinh tế nước ta cất cánh vững chắc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Từ đòi hỏi trên, tác giả đã nghiên cứu và hoàn thành các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nợ công và QLNC. Xây dựng mô hình quản lý nợ công bao gồm: Mục tiêu, tổ chức bộ máy QLNC; nội dung QLNC và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QLNC;

Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến QLNC ở Việt Nam trong HNQT giai đoạn 2011-2017, nghiên cứu kinh nghiệm thành công (Thái Lan, Brazil) và thất bại (Philippes và Hy Lạp) về QLNC, từ đó rút ra bài học cho công tác QLNC ở Việt Nam trong HNQT giai đoạn 2018-2022;

Thứ ba, phân tích chính xác thực trạng nợ công giai đoạn 2006-2017, thực trạng QLNC và đánh giá thực trạng QLNC của theo Việt Nam trong HNQT giai đoạn 2011-2017. Qua đó, làm rõ những thành công đã đạt được, tập trung đánh giá những hạn chế cần khắc phục trong QLNC trong giai đoạn vừa qua và chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế đó;

Thứ tư, trên cơ sở phân tích dữ liệu, phân tích, đánh giá thực trạng QLNC của Việt Nam trong HNQT giai đoạn 2011-2017; trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm thành công và thất bại trong QLNC của một số quốc gia trên thế giới, các thông lệ tốt của quốc tế về QLNC; những nguyên nhân gây ra sự kém hiệu quả trong QLNC ở Việt Nam trong HNQT giai đoạn 2011-2016, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNC ở Việt Nam cho giai đoạn 2018-2022;

Thứ nhất là, các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về QLNC: Hoàn thiện quy định về phạm vi QLNC theo đúng bản chất của khoản nợ và thông lệ quốc tế; Bổ sung quy định mục tiêu và trần nợ công; thu hẹp phạm vi mục đích sử dụng nợ công; Đồng bộ các quy định về QLNC với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật NSNN (2015), Luật Đầu tư công (2014),…; Bổ sung thêm các quy định về nghiệp vụ QLNC;

Thứ hai là, các giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nợ công, như phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan điều hành QLNC, tập trung về một đầu mối duy nhất là BTC giúp CP thống nhất QLNC; Đồng thời, kiện toàn bộ máy thực hiện nghiệp vụ QLNC trực thuộc BTC theo hướng tập trung về Cục QLNC&TCĐN quản lý thống nhất QLNC và phải được chuyên nghiệp hóa cao độ;

Thứ ba là, các giải pháp hoàn thiện chính sách về quản lý nợ công, yêu cầu cấp bách là Việt Nam cần nâng cao chất lượng xây dựng Chiến lược nợ công dài hạn, Chương trình QLNC trung hạn, các Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của CP;

Thứ tư là, các giải pháp đổi mới nghiệp vụ thực hiện QLNC; Tập trung vào cải thiện hiệu quả sử dụng nợ công, bằng cách cải cách các thủ tục hành chính về giải ngân vốn, thẩm định dự án, trách nhiệm của các chủ đầu tư; Tăng cường quản trị rủi ro nợ công trước những thách thức của HNQT, như: về tự do hóa tài khoản vốn, kiểm soát chặt chẽ thị trường tài chính, các cú sốc về tỷ giá, lãi suất,…

Thứ năm là, các giải pháp khác, bao gồm: Đảm bảo bền vững nợ công; tăng cường giám sát, quản lý nợ dự phòng và các quỹ tài chính NN ngoài ngân sách; các giải pháp nhằm tạo độ sâu thanh khoản cho thị trường trái phiếu trong nước; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách QLNC với CSTK và CSTT; Đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QLNC và đẩy mạnh hợp tác với các nước cũng như các tổ chức quốc tế về QLNC.

Theo tác giả, những giải pháp trên nếu được vận dụng một cách đầy đủ thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu KT-XH đã đặt ra, nâng cao hiệu quả QLNC, từ đó tạo thế và lực cho quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế đất nước.

Hạn chế của luận án là hệ thống số liệu thứ cấp còn chưa đồng bộ, bởi cho đến nay, các số liệu về nợ công của Việt Nam vẫn chưa được công khai trong hệ thống số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê. Do vậy, các số liệu được sử dụng trong phân tích, đánh giá QLNC của Việt Nam được trích từ các Bản tin nợ công của BTC (6 tháng/1 lần và có độ trễ lớn). Mặc dù vậy, trong các bản tin này cũng không công bố đầy đủ, kịp thời các số liệu chi tiết về nợ công. Do đó, trong quá trình phân tích, tác giả phải tính toán các số liệu dựa trên nguồn dữ liệu của BTC, KBNN, NHNN, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),… và kế thừa của các công trình nghiên cứu khác.

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Hoàng Ngọc Âu và cộng sự (2010), Quản lý đầu tư cấp xã, NXB Chính trị quốc gia. 2. Hoàng Ngọc Âu (2012), Quản lý nguồn vốn ODA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu. Đơn vị chủ trì: KhoaQuản lý Tài chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

3. Hoàng Ngọc Âu (2013), "Khủng hoảng nợ công châu Âu và một vài suy nghĩ về thực trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, 7 (160), tr. 54-56.

4. Hoàng Ngọc Âu (2013), "Nâng cao hiểu quả đầu tư công cho nông nghiệp nông thôn", Tạp chí Lý luận Chính trị, (8), tr. 43-46.

5. Hoàng Ngọc Âu (2013), "Đôi điều suy nghĩ về quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, (7), tr. 36-39.

6. Hoàng Ngọc Âu (2013), "Bàn thêm về quản lý vốn ODA tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (14), tr.20-23.

7. Hoàng Ngọc Âu (2013), "Kinh nghiệm quản lý nợ công Hàn Quốc – Bài học quản lý nợ công tại Việt Nam", Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (134), tr.52- 54.

8. Hoàng Ngọc Hòa và Hoàng Ngọc Âu (2013), "Để tiếp tục phát huy vai trò của khoán hộ trong điều kiện mới", Tạp chí Cộng sản, (80), tr. 44-47.

9. Hoàng Ngọc Âu (2013), "Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Vương quốc Thái Lan - Bài học cho Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận, (200), tr. 52-54.

10. Hoàng Ngọc Âu (2016), "Khuyến nghị quản lý nợ công ở Việt Nam ", Tạp chí Thanh tra Tài chính, (174), tr.22-24.

11. Hoàng Ngọc Âu (2016), "Kinh nghiệm quản lý nợ công ở Thái Lan và Brazil ",

Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (174), tr.52-55.

12. Hoàng Ngọc Âu (2016), "Thực trạng quản lý rủi ro nợ công Việt Nam ", Tạp chí Giáo dục lý luận, (252), tr.59-61.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Thế Anh và cộng sự (2013), Nợ công và tính bền vững của Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, NXB Tri thức.

2. Vũ Đình Ánh (2008), Sử dụng công cụ vay nợ của Chính phủ trong điều tiết kinh tế vĩ mô, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Học viện Tài chính.

3. Bài thảo luận chính sách, CS-10 (2015), “Những đặc điểm của nợ công Việt Nam”

của phòng nghiên cứu VEPR.

4. Bộ Tài chính (2012), Khủng hoảng nợ Hy Lạp và bài học đối với Việt Nam, tại trang www.tapchitaichinh.vn [truy cập ngày 23/3/2018].

5. Bộ Tài chính (2013), Đề án “Tổng kết về vay - trả nợ công giai đoạn 2006 - 2012 và Kế hoạch vay - trả nợ công đến năm 2020”.

6. Bộ Tài chính (2014), Quyết định số 2328/2014/QĐ-BTC về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, ngày 9/9/2014.

7. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 126/2017/TT- BTC về chế độ báo cáo và công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

8. Bộ Tài chính (2015), Báo cáo “Tổng kết 6 năm thực hiện Luật Quản lý nợ công năm 2009”.

9. BVSC (2015), Báo cáo chuyên đề: Nợ công “Cần cách nhìn trực diện”.

10. Kim Chi và Anh Tuấn (2009), Công cụ đánh giá kết quả quản lý nợ, Kinh tế học khu vực công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP.Hồ Chí Minh. 11. Chính phủ Việt Nam (2006), Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 16/10/2008 Ban

hành quy chế thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài.

12. Chính phủ Việt Nam (2009), Quyết định số 527/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/04/2009 phê duyệt Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012.

13. Chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định số 56/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/2012 Ban hành quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.

14. Chính phủ Việt Nam (2013), Quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2013 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013-2015.

15. Chính phủ Việt Nam (2014), Nghị định số 79/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/7/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công.

16. Chính phủ Việt Nam (2017), Quyết định số 544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/04/2017 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018.

17. Đại học kinh tế TP.HCM (2011), Đề tài: Mối quan hệ giữa ngưỡng nợ và tăng trưởng kinh tế - vấn đề quản lý nợ công ở Việt Nam.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

19. Nguyễn Đức Độ và Nguyễn Minh Tâm (2010), “Vấn đề nợ công tại các nước phát triển và tác động đến kinh tế Việt Nam” Đề tài cấp Bộ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

20. Đinh Tiến Dũng (2017), Bảo đảm đồng bộ giữa chính sách quản lý nợ công và chính sách tài khóa, tại trang www.tapchitaichinh.vn [truy cập ngày 7/11/2017].

21. Nguyễn Thị Nguyệt Dung (2014), Hiệu quả quản lý nước ngoài của Việt Nam,

Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoang Ngoc Au - Luan an - CN Quan ly kinh te (Trang 164 - 197)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w