Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 38 - 39)

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương ghi trong

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Bắc Kạn

2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha, trong đó: Đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 413.044ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là 21.159ha, chiếm 4,35%; đất chưa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.

Đơn vị hành chính, dân số

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 122 xã, phường, thị trấn.

Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Mật độ dân số trung bình 63,45 người/km2.

Tiềm năng phát triển của tỉnh

Bắc Kạn được tự nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú như: tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác nông lâm sản dựa trên lợi thế về rừng và

khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng với 165 mỏ và điểm quặng; Nguồn tài nguyên đất đai phong phú là cơ sở quan trọng để Bắc Kạn phát triển nông - lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; Vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới và các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long… là một trong những tiềm năng để phát triển du lịch. Nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Kạn khá đông, có thể cung ứng đủ nhu cầu về lao động cho các DN có dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Kạn với giá thuê nhân công rẻ hơn các nơi khác. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của tỉnh cần tiếp tục được đào tạo để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động lành nghề và lao động có trình độ kỹ thuật cao. Bắc Kạn nằm sâu trong nội địa lại có núi sâu che chắn nên ít bị ảnh hưởng của bão. Tỉnh đã từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng thông tin theo hướng công nghệ hiện đại, tiên tiến, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh được đầu tư và lắp đặt điểm cuối tại các sở, ban, ngành và 8 huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị.

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w