Các giải pháp quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN đối với DN

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 70 - 72)

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương ghi trong

3.1.3. Các giải pháp quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN đối với DN

Để nâng cao tỷ lệ đối tượng tham gia, cơ quan BHXH cũng cần phải tăng cường các biện pháp quản lý thu đối với doanh nghiệp. Thu BHXH, BHYT, BHTN phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, nợ đọng để đảm bảo quyền lợi người lao động và khả năng cân đối quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Để quản lý chặt chẽ số đối tượng, số thu BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp, khắc phục việc không đăng ký tham gia cho người lao động và nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN cần có những biện pháp cụ thể sau:

Quản lý tốt và tiến hành theo dõi thường xuyên, liên tục từng loại đối tượng tham gia, mỗi cán bộ chuyên quản phải bám sát doanh nghiệp và NLĐ thuộc các khối ngành kinh tế được phân công, theo dõi báo tăng, giảm kịp thời, chính xác. Đối chiếu tăng, giảm lao động, diễn biến tổng quỹ lương của đơn vị, tiền lương, tiền công của người lao động, cập nhật kịp thời theo quy định. Kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tham gia cho người lao động phát sinh tăng mới. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường cần tiến hành kiểm tra, xác minh lại thông tin mà đơn vị đã khai báo cho cơ quan BHXH để tránh thất thu cho quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

Khi có thay đổi, điều chỉnh về tiền lương cơ sở, tiền lương tối thiểu vùng của Chính phủ, cán bộ chuyên quản thu cần chủ động, nhạy bén trước những biến động về tổng quỹ tiền lương của đơn vị sử dụng lao động, kịp thời thông báo, hướng dẫn đơn vị lập trích nộp đúng theo quy định.

Tích cực vận động, khuyến khích các chủ doanh nghiệp thực hiện chi trả tiền lương, tiền công cho NLĐ thông qua tài khoản ATM, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH dễ dàng nắm bắt được diễn biến tiền lương, tiền công của từng đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để giám sát các đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật như việc ký kết hợp

đồng và thực hiện các chính sách BHXH, BHTN. Đảm bảo 100% các đơn vị phải đăng ký thang bảng lương, trả lương cho người lao động qua Sở Lao động Thương binh Xã hội trước khi làm thủ tục tham gia đóng BHXH , BHYT, BHTN, đảm bảo không xảy ra tình trạng đóng không đủ số người thuộc diện theo quy định, đóng không đúng mức lương đăng ký cho người lao động, tăng lương không đúng thời hạn hoặc không tăng lương cho người lao động...

Phối hợp với cơ quan Thuế để đối chiếu việc các đơn vị kê khai về lương trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN khác với hồ sơ kê khai về lương để nộp thuế, từ đó hạn chế được tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể trong công tác thu hồi nợ đọng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN. Cần phải phối hợp có hiệu quả với Thanh tra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổ công tác liên ngành, Công an, Cục Thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh..., giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ, số lượng đơn vị kiểm tra, thanh tra. Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên đề và kiên quyết xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN. Kiên quyết lập hồ sơ khởi kiện ra toà án đối với doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, đồng thời báo cáo U BND tỉnh để ngăn chặn sự trốn tránh nộp BHXH, BHYT, BHTN của chủ doanh nghiệp.

Phối hợp với cơ quan báo chí, đài truyền hình địa phương đánh giá phản ánh về nợ BHXH, BHYT, BHTN nhằm tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia là rất quan trọng. Cần thường xuyên tổ chức tổng kết, sơ kết đánh giá công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác tổ chức thu, thu hồi nợ nhằm kịp thời chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện và rút ra bài học kinh nghiệm, có biện pháp

tích cực hơn nữa đối với việc phát triển đối tượng, đôn đốc và thu hồi nợ

Một phần của tài liệu CS2216 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w