2.1.1.L ch s hình th nh v phát tr in ca chi nhánh H Th nh: àà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNQD tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.DOC (Trang 28 - 51)

nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:

2.1.1.L ch s hình th nh v phát tr in ca chi nhánh H Th nh: àà

nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:

2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Hà Thành:

Đứng trước nhiệm vụ xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại, đa năng đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện lại đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001-2005 và tầm nhìn năm 2010. Cụ thể của đề án là ra quyết định đưa vào hoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình, đó là: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành. Chi nhánh được thành lập vào ngày 16/09/2003 trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Tràng Tiền trực thuộc Sở giao dịch I, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 34B- Hàng Bài - Quận Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội, là nơi tập trung đông dân cư,là trung tâm thương mại lớn của Hà Nội với hơn 150 tổ chức tài chính hoạt động.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là ngân hàng đa năng chuyên ứng dụng các công nghệ về quản lí để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tập trung chuyên sâu trong việc phục vụ các nhu cầu về vốn và dịch vụ tiện ích ngân hàng cho các đối tượng cụ thể như: Các tầng lớp dân cư, DNNQD, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Chi nhánh có các chức năng cụ thể như sau:

+ Huy động mọi nguồn vốn hợp pháp của khách hàng như: nhận tiền gửi tiết kiệm, nhận tiền gửi có kì hạn hoặc không kì hạn..

+ Cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống xã hội...dưới các hình thức dài hạn, ngắn hạn, trung hạn hoặc bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác + Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ ngắn hạn khác

|+ Thực hiện đồng tài trợ, thực hiện bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán trong nước và các dịch vụ ngân quỹ

+ Quản lí vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với khách hàng và tổ chức trong nước, thực hiện các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Với chức năng vô cùng to lớn đó, Chi nhánh xác định: Khách hàng của mình là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đã có quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp có uy tín như: Tập đoàn Hoà Phát, công ty ống sợi thuỷ tinh VIMECO, công ty FPT, công ty văn phòng phẩm Hồng Hà... Đây chính là điều kiện để Chi nhánh ngày càng hoạt động có hiệu quả và phát triển hơn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành tuy mới thành lập nhưng đã có quy mô khá lớn phù hợp với mô hình bán lẻ, từ chỗ ban đầu chỉ có 7 phòng nghiệp vụ, 3 tổ độc lập và 3 quỹ tiết kiệm thì đến nay đã có 16 phòng nghiệp vụ, 1 tổ độc lập, 1 quỹ tiết kiệm và 1 điểm giao dịch. Số cán bộ ban đầu chỉ có 55 cán bộ hiện nay đã có 145 cán bộ trong đó có 10,32% cán

bộ có trình độ sau đại học, 76,19% có trình độ đại học và 02 cán bộ có trình độ cao cấp chính trị. Cơ cấu bộ máy được tổ chức như sau:

Trong đó nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban như sau:

a. Phòng tín dụng: gồm 3 nhiệm vụ sau: + Nhiệm vụ tín dụng Doanh nghiệp:

* Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: - Thiết lập, duy trì và mở

rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng đã được phân công cho từng phòng; trực tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng.

- Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp cảu hồ sơ chuyển đến các phòng ban liên quan để thực hiện theo chức năng.

- Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo.

- Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại.

- Quản lí hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng; giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn...), thực hiện việc cho vay, thu nợ theo quy định. Xử lí gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, chuyển nợ quá hạn...

- Duy trì và nâng cao chất lượng của nền khách hàng. - Đề xuất mức tín dụng với từng khách hàng.

- Chăm sóc toàn diện khách hàng là Doanh nghiệp, tiếp nhận tất cả yêu cầu về dịch vụ ngân hàng

- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm định- Quản lí tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng

- Lập báo cáo tín dụng theo quy định

* Bộ phận tác nghiệp: - Xem xét chứng từ pháp lí về mở tài khoản cho

- Nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức. - Thiết lập các thông tin về khách hàng.

- Nhập các dữ liệu về các khoản vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng.

- Chịu trách nhiệm đúng đắn về các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của ngân hàng.

- Đảm bảo cơ sở dữ liệu về khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thốngluôn chính xác, cập nhật

- Thực hiện việc lưu giữ hồ sơ tín dụng

+ Nhiệm vụ tín dụng dân cư: Thực hiện chức năng như tín dụng doanh nghiệp vưói đối tượng khách hàng là các cá nhân.

+ Nhiệm vụ tài trợ thương mại: - trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.

- Mở các L/C có kí quỹ 100% vốn của khách hàng

- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài. - Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. - Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.

b. Phòng dịch vụ khách hàng:

+ Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp: chịu trách nhiệm xử lí các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như sau: - Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng là các tổ chức trên cơ

sở hồ sơ giải ngân được duyệt.

- Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lí các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng.

- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, nội tệ của khách hàng. - Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền... cho khách hàng. - Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng

- Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng

- Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ với khách hàng.

+ Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng là cá nhân: Cũng có nhiệm vụ như dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp với đối tượng ở đây là các cá nhân nên còn có thêm nhiệm vụ: bán thẻ ATM, thẻ tín dụng cho khách hàng...

c. Tổ Tiền tệ -Kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản

lí quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu- chi tiền mặt; Quản lí vàng bạc,kim loại quý, đá quý; Quản lí chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố , thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản cho chi nhánh...

d. Phòng thẩm định- Quản lí tín dụng: - Thu thập, cung cấp thông tin và

đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật.

- Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt phán quyết của trưởng phòng tín dụng; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng.

- Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng

- Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay

- Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá, phân loại khách hàng Doanh nghiệp

- Phân tích hoạt động của các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng

- Quản lí hạng mục tín dụng, quản lí rủi ro tín dụng, tham mưu xử lí nợ xấu

- Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng

e. Phòng kế hoạch- Nguồn vốn: - tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu

thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng...

- Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh

- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh

- Đầu mối tổng hợp, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng

- Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro

- Tổ chức quản lí hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn cảu chi nhánh

- Nghiên cứu phát triển, lựa chọn và ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn

- Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn

- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp gồm: giao ngay, kì hạn, quyền lựa chọn, SWAP theo quyết định

f. Phòng Tài chính- Kế toán: - Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm

tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng, các đơn vị trực thuộc

- hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh Hà Thành

- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh - Tham mưu cho giám đốc về các chế độ tài chính kế toán

- Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm tái sản cố định, công cụ lao động...)

- Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lí sử dụng quỹ

g. Tổ điện toán: - Quản lí mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập,

kiểm soát theo quyết định của giám đốc, quản lí hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh

- Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh

h. Phòng Tổ chức-Hành chính: - Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn

cho cán bộ thực hiện các chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động

- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc

- Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của ban giám đốc - Theo dõi, quản lí, bảo mật hồ sơ lí lịch, nhận xét cán bộ nhân viên

- Quản lí, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên

- Tổ chức quản lí lao động, ngày công của cán bộ nhân viên

- Thực hiện công tác hành chính (quản lí con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ...)

- Thực hiện côn tác hậu cần cho chi nhánh k. Tổ Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ:

- Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại chi nhánh Hà Thành

- Thực hiện chức năng kiểm toán tại chi nhánh Hà Thành theo chế độ hoạt động kiểm toán- kiểm tra nội bộ

- Hướng dẫn đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong chi nhánh - Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ theo quy định chung về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:

Mặc dù, là chi nhánh mới được thành lập, lại chịu sự biến động của nền kinh tế nhưng sau gần 4 năm, chi nhánh đã bước đầu hoạt động ổn định và từng bước phát triển. Chúng ta cùng xem xét sự phát triển đó qua một số khía cạnh như sau:

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn:

Trong những năm qua chi nhánh có tình hình huy động vốn rất phát triển, điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu

31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nguồn 1.304 100 2.435 100 3.878 100 1. Theo kì hạn - Không kì hạn và ngắn hạn 998 76.53 1.922 78.93 3.040 78.39 - Trung và dài hạn 306 23.47 513 21.07 838 21.61 2. Theo loại tiền

- VNĐ 928 71.16 1.914 78.6 3.202 82.56

- Ngoại tệ 376 28.84 521 21.4 676 17.44

( Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh ngày càng đạt chất lượng cao hơn: Khối lượng vốn huy động được đã tăng gấp hơn 7 lần so với khi chi nhánh mới được thành lập, quy mô năm sau tăng rõ rệt so với năm trước, chẳng hạn năm 2005 đã tăng gấp 1.87 lần so với năm trước đạt 2.435( tỷ đồng). Đến năm 2006 đã tăng lên thành 3.878(tỷ đồng) tăng 1.443(tỷ đồng). Qua đó, Chi nhánh không chỉ đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng mà còn đóng góp hỗ trợ công tác nguồn vốn chung của toàn nghành trên 1.800( tỷ đồng). Trong đó, Chi nhánh chủ yếu là huy động các nguồn vốn ngắn hạn, tận dụng hết mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm chủ yếu, khoảng trên 75% lượng vốn huy động của ngân hàng, tuy vậy Chi nhánh cũng mở rộng được quy mô nguồn dài hạn thông qua các chương trình dự thưởng bằng vàng, Ổ trứng vàng...với lãi suất hấp dẫn, thu hút được nhiều người tham gia.Qua bảng ta cũng thấy chi nhánh chủ yếu là thu hút vốn nội tệ tức là các nguồn tiền gửi tiết kiệm và có kì hạn của cư dân trong nước nhất là người dân Thành phố Hà Nội

Chính những thành công của công tác huy động vốn đã góp phần tăng trưởng tổng tài sản của chi nhánh, vượt mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra ban đầu.

Tổng tài sản khi mới thành lập chỉ có 500(tỷ đồng), đến 31/12/2005 đã tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNQD tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.DOC (Trang 28 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w