Nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNQD tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.DOC (Trang 51 - 64)

3.1.1. Định hướng chung hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới:

Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, trên địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ đa dạng với đội ngũ lao động có trình độ, dân trí cao, rất thuận lợi và tạo ra thị trường lớn cho thị trường lớn cho các Ngân hàng phát triển các dịch vụ trên cơ sở ứng dụng của nền công nghệ tiên tiến. Tuy vậy, địa bàn Hà Nội là khu vực tập trung nhiều các Ngân hàng đang hoạt động, để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng trên địa bàn phải cạnh tranh quyết liệt trên tất cả các mặt: Mở rộng mạng lưới giao dịch, cạnh tranh lãi suất, tăng chất lượng dịch vụ. Đối với Chi nhánh Hà Thành, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội và định hướng hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2007, mục tiêu định hướng đề án tái cơ cấu đến năm 2008 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kế hoạch kinh 5 năm giai đoạn 2006-2010,Chi nhánh xác định: Tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững;

lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động; đổi mới cách thức quản lí, quản trị kinh doanh, quản trị điều hành, hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một ngân hàng hiện đại. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo hướng tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới. Đảm bảo tỷ trọng nguồn thu phi lãi trong chênh lệch thu chi là trên 50%

Các chỉ tiêu cụ thể của chi nhánh như sau:

Bảng 9: Kế hoạch năm 2007

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2007

1 Huy động vốn bình quân tỷ VNĐ 2.700,00

2 Huy động vốn cuối kì Tỷ VNĐ 4.450,00

3 Giới hạn dư nợ tín dụng cuối kì Tỷ VNĐ 1.500,00

4 DPRR phải trích Tỷ VNĐ 24,70

5 Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,00

6 Dư nợ quá hạn Tỷ VNĐ 15,00

7 Tỷ lệ nợ xấu % 1,50

8 Chênh lệch thu chi trước DPRR Tỷ VNĐ 74,50

9 Thu dịch vụ ròng Tỷ VNĐ 18,70

10 Lợi nhuận trước thuế Tỷ VNĐ 127,30

11 LNST bình quân đầu người Tỷ VNĐ 0,180

12 Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng dư nợ % 20

13 Tỷ trọng dư nợ NQD/Tổng dư nợ % 85

14 Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ % 75

( Nguồn: Phòng Kế hoạch- Nguồn vốn)

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay của Chi nhánh Hà Thành:

Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro cho vay, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, giải ngân các dự án đã kí kết, đồng thời tăng cường cho vay ngắn hạn gắn với hoạt động dịch vụ, tài trợ thương mại

kinh doanh xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, nâng tỷ trọng cho vay có bảo đảm lên đạt 75% so với tổng dư nợ.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh Hà Thành:

3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Cán bộ tín dụng chỉ ra quyết định cho vay đúng đắn khi họ được cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng. Hiện nay ở Chi nhánh, thông tin họ có được là từ hồ sơ xin vay hoặc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng. Do đó việc cần làm hiện nay là nâng cao chất lượng công nghệ Ngân hàng nhất là công nghệ tìm kiếm thông tin: thông tin về khách hàng, thông tin về thị trường... Đồng thời, cần nâng cao quản lí cho vay bằng công nghệ tiên tiến để ngày càng mở rộng được các phương thức cho vay. Hiện nay, Chi nhánh mới chỉ áp dụng 2 hình thức cho vay là cho vay theo từng lần và cho vay theo món. Do đó muốn mở rông quy mô cho vay thì Chi nhánh cần áp dụng thêm các phương thức cho vay mới chẳng hạn như:

+ Chiết khấu chứng từ có giá :

Các doanh nghiệp sở hữu các giấy tờ có giá như thương phiếu, tín, trái phiếu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu đột xuất thì có thể đem những chứng từ có giá này đến ngân hàng xin chiết khấu. Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán cho Ngân hàng thương mại để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức và phí hoa hồng (nếu có)

Vì vậy chiết khấu chứng từ có giá là một phương thức cho vay có hiệu quả, ít mang lại rủi ro cho ngân hàng hơn, vì ngân hàng luôn nắm trái quyền đòi nợ chính các giấy tờ có giá. Một ưu điểm nữa của phương thức chiết khấu là chứng từ được chiết khấu thường có tính thanh khoản cao, thậm chí gần như tiền mặt. Với thời hạn ngắn, an toàn cao, đây là một phương thức cho vay đối với các DNNQD tốt.

Phương thức này hiện nay chi nhánh chưa áp dụng, mà chủ yếu vẫn dừng ở hình thức cầm cố giấy tờ có giá để được vay vốn Ngân hàng với số tiền tối đa là 80% giá trị tài sản cầm cố. Việc chiết khấu trái phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu tạo điều kiện cho ngân hàng chuyển dần từ hình thức cho vay ứng trước (nhiều rủi ro) sang cho vay chiết khấu ít rủi ro hơn. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước có thể tái chiết khấu các trái phiếu này khi cần đưa thêm tiền vào lưu thông.

Như vậy, với những ưu điểm trên cho vay theo hình thức chiết khấu chứng từ có giá sẽ giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả và chất lượng cho vay đối với các DNNQD .

+ Hình thức hùn vốn đầu tư liên doanh, liên kết với khách hàng

Ngân hàng là người có vốn do đó họ có quyền được lựa chọn trong số những khách hàng của mình xem doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả , có triển vọng tồn tại và phát triển lâu dài thì ngân hàng có thể thoả thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp đó để cùng sản xuất kinh doanh. Từ đó, ngân hàng không những mở rộng được tín dụng của mình mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường từ đó tìm ra được những mặt mạnh mặt yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp giám sát, quản lý nguồn vốn cho vay vừa có thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn. Hơn nữa do có sự tư vấn, cộng tác của chuyên gia Ngân hàng, chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, hạn chế được các rủi ro khác cho khách hàng và ngân hàng,

do đó chất lượng khoản vay được đảm bảo.

+ Cho vay luân chuyển

Hầu hết các DNNQD có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Hà Thành đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thường vay ngắn hạn. Chi nhánh vẫn thường áp dụng phương thức cho vay từng lần, hoặc cho vay theo hạn mức( cho vay theo món) . Đối với phương thức cho vay trực tiếp từng lần thì mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn và mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước) khác nhau. Do đó phương thức này không thích hợp với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thường xuyên với chi nhánh, bởi vì như vậy sẽ gây ra tình trạng tốn kém về thời gian và chi phí cho khách hàng. Còn phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng lại gây khó khăn cho ngân hàng vì các khoản vay theo hạn mức tín dụng không tách biệt, ngân hàng khó kiểm soát chi tiết từng khoản vay, cho nên dễ dẫn đến rủi ro tín dụng.

Cho vay luân chuyển là hình thức cho vay dựa trên quá trình luân chuyển hàng hoá. Khi vay, khách hàng phải gửi các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay. Việc cho vay căn cứ vào lượng giá trị hàng hoá thực nhập, như vậy không chỉ hỗ trợ vốn kịp thời cho khách hàng, không tốn kém nhiều thời gian và chi phí, định hướng cho vốn vay của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo được chất lượng của khoản vay và duy trì được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng.

Trên đây là các hình thức cho vay mới, Chi nhánh muốn áp dụng thành công thì phải không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng, thực hiện tốt công tác quản lí các khoản vay bằng hệ thống tin học hiện đại.

3.2.2.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định,

Quản lí tín dụng: Công tác thẩm định có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có thể coi là quyết định tới chất lượng các khoản vay, chất lượng của khoản

vay tốt chỉ khi công tác thẩm định tốt, đúng quy trình và ngược lại. Bởi vì, vốn vay thuộc quyền sở hữu của Chi nhánh nhưng quyền sử dụng lại thuộc về DNNQD, quyền cho vay thuộc về Ngân hàng nhưng quyền trả nợ thuộc về khách hàng do vậy khi khách hàng làm ăn không hiệu quả hoặc sử dụng sai mục đích thì ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Ngân hàng. Vai trò của công tác thẩm định chính là nhận diện một cách tổng quan khách hàng nào tốt để cho vay, khách hàng nào tồi để không giao vốn. Muốn công tác thẩm định được tốt thì cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

+ Nâng cao chất lượng thu thập thông tin: Thông tin tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác thẩm định, nếu thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác thì Chi nhánh sẽ dễ rơi vào tình trạng cấp vốn cho các Doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả, bỏ qua các Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Hiện nay thông tin mà Chi nhánh thu thập được qua các nguồn sau:

- Phỏng vấn trực tiếp với khách hàng: Tức có sự gặp gỡ trực tiếp giữa Ngân hàng và khách hàng, cán bộ thẩm định tiến hành thăm nhà xưởng, tiếp xúc với lãnh đạovà công nhân của Doanh nghiệp để bước đầu đánh giá tính trung thực ghi trong hồ sơ,cũng như cảm nhận hiệu quả làm ăn của doanh nghiệp để có quyết định cho vay chính xác.

- Mua hoặc kiếm thông tin từ trung gian: Các khách hàng mới đặt quan hệ vay mượn với Chi nhánh thì Chi nhánh chưa thể đánh giá hết tình hình của họ, do đó Ngân hàng kiếm thông tin qua các chủ nợ,bạn hàng, chủ quản lí... của Doanh nghiệp đó

- Từ thực tế diễn biến của thị trường: tất cả các ngành nghề liên quan hoạt động của các DNNQD.

+ Sau khi thu thập được thông tin thì cán bộ tín dụng cần xử lí các thông tin có được: Chi nhánh cần đánh giá một cách khái quát những thông tin nhận được để xem khách hàng đến vay tiền sử dụngvới mục đích gì? sử dụng vốn

như thế nào? xem xét tính khả thi của dự án để xem khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào?

Khi tiến hành thẩm định, Chi nhánh cần tập trung phân tích tài chính của Doanh nghiệp và tài chính của dự án xin vay. Ngân hàng cần đưa ra hệ thống tiêu chuẩn để thẩm định, như tiêu chuẩn 5C (capability – năng lực hoạt động, capital – vốn, character – uy tín, condition - điều kiện và collateral – thế chấp), hoặc tiêu chuẩn 5P (purpose – mục đích, payment – trả nợ, protection – bảo vệ, policy – chính sách và pricing - định giá).Từ đó Chi nhánh tiến hành chấm điểm tín dụng cho khách hàng và phân loại khách hàng. Việc phân loại này phải dựa trên cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng thì mới phản ánh chính xác.

3.2.3. Chủ động tìm kiếm khách hàng,

Nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời tìm kiếm những nguồn vốn mới để có cơ cấu vốn huy động và cho vay hợp lí:

Trước hết cần không ngừng tìm đầu vào cho hoạt động cho vay tức là đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Cụ thể bằng các giải pháp sau:

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ của Ngân hàng thương mại. Cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện hơn các hình thức thu hút tiền

gửi; khuyến khích triển khai các hình thức huy động tiết kiệm mới có tính khả thi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người như tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ, tiết kiệm học đường, tiết kiệm hưu trí…

- Phát triển mạng lưới kinh doanh đến các địa bàn mới: Mở thêm các

phòng giao dịch, các quĩ tiết kiệm nằm rải rác khắp địa bàn, đặc biệt là ỏ những khu đô thị nơi tập trung dân cư đông đúc để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định đủ điều kiện đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các thành phần kinh tế.

-Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt

Lãi suất chính là yếu tố đầu tiên để ngưòi dân quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng tại một thời điểm. Đối với một ngân hàng, lãi suất luôn là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp việc huy động vốn. Người dân muốn có lãi suất tiền gửi càng cao càng tốt còn ngân hàng muốn giảm lãi suất huy động do vậy lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, đảm bảo được với mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường.

Khi huy động được lượng vốn lớn thì để đạt chất lượng cho vay thì Tổng dư nợ/ Tổng nguồn huy động được cũng phải lớn để Ngân hàng tạo ra thu nhập, bù đắp lãi vay. Muốn vậy,Chi nhánh phải không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động cho vay: Khi tiếp cận với khách hàng thì phải có nghệ thuật giao tiếp để biết nhu cầu của khách hàng cần gì? và khả năng đáp ứng nhu cầu cũng như khả năng lôi kéo khách hàng bằng thái độ hoà nhã, lịch sự của người cán bộ tín dụng. Đồng thời chi nhánh phải quảng bá rộng rãi chính sách, chế độ, thể chế cho vay để khách hàng hiểu hơn hoạt động cho vay của Chi nhánh, cho họ thấy quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà họ có với Chi nhánh. Việc quảng bá này cần được đưa lên các phương tiện truyền thông hàng ngày như báo, đài truyền hình, tiếng nói ... để khuyếch trương hình ảnh của Chi nhánh, thu hút nhiều khách hàng tham gia.

3.2.4. Đa dạng hoá hình thức đảm bảo:

Một nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng là khi đi vay phải có tài sản đảm bảo. Song để nâng cao chất lượng cho vay thì không phải là nâng cao giá trị của tài sản đảm bảo, bởi vì các DNNQD có lượng tài sản để đảm bảo cho khoản vay là rất nhỏ, Chi nhánh không quan tâm đến tài sản đảm bảo khoản

vay mà quan tâm đến tính hiệu quả của dự án. Do vậy, tài sản đảm bảo của DNNQD có thể là:

+ Tài sản đảm bảo là uy tín của Doanh nghiệp(cho vay tín chấp): Hình thức này chi nhánh có thể áp dụng với các khách hàng quen thuộc, tin cậy của mình. Tuy nhiên, khách hàng đó phải có số liệu thực tế chứng minh được tình hình tài chính của mình lành mạnh, có tài sản cố định và tài sản lưu động đủ lớn, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Mức cho vay cao nhất bằng vốn lưu động thực tế của người vay đến ngày xin vay, thời hạn cho vay không nên qui định dài.

+ Tài sản đảm bảo là hàng hoá, dịch vụ mua về : Khi doanh nghiệp cần vốn để mua sắm đầu vào thì Chi nhánh dựa vào nhu cầu về vốn, khả năng bán sản phẩm sau này để có quyết định cho vay hay không? Sau đó Ngân hàng có quyền theo dõi hoạt động sản xuất,tiêu thụ sản phẩm. Tiền bán sản

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNQD tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.DOC (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w