Trong những năm vừa qua, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng lên. Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia trên thế giới, xuất khẩu gạo thu về một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Khả năng nâng cao sản lượng xuất khẩu, cạnh tranh về chất lượng và giá cả của gạo Việt Nam ngày càng có triển vọng theo chiều hướng có lợi.
Thành tựu đạt được của sản xuất và xuất khẩu gạo là rất lớn nhưng bên cạnh đó cịn nhiều khó khăn cần giải quyết như: cơng nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu, thị trường chưa thực sự ổn định, giá gạo xuất khẩu còn thấp so với giá quốc tế, chất lượng gạo chưa cao, các chính sách quản lý cịn nhiều bất cập.
2.Kiến nghị:
Tập trung cao độ nguồn lực Nhà nước và người dân để đẩy mạnh phát triển lúa gạo chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng băng sông Hồng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu gạo.
Doanh nghiệp nên tổ chức phân phối và xuất khẩu theo chính sách chủ trương của Nhà nước. Hình thành tập đồn xuất khẩu gạo, mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng lâu dài, bền vững bằng tăng sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả. Tăng cường hợp tác với các nước nông sản lớn.
Ngân hàng nên có những biện pháp hỗ trợ vốn cho nông dân bằng cách cho vay hỗ trợ vốn với lãi suất phù hợp.
Nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nghiên cứu cải tiến thêm nhiều giống lúa mới, giống lúa đặc sản với chất lượng cao, chi phí thấp để giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO