8. Kết cấu của luận văn
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Giáo dục pháp luật từ lâu đã là một vấn đề quan trọng được các nước trên thế giới quan tâm và giáo dục pháp luật trong trường học cũng được đặc biệt chú ý ở các nước phát triển nhằm hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức và thái độ chấp hành pháp luật của họ. Mục tiêu quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật là nhằm giáo dục kỹ năng sống, ý chí vượt lên chính mình, khắc phục các trở ngại, ứng xử đúng với các quy định của pháp luật.
- Ở Úc, giáo dục pháp luật rất được coi trong đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh bởi đó là cách thức quan trọng đảm bảo quyền con người. Các nhà giáo dục của nước này chú trọng xây dựng các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh và được thể hiện trong bộ tài liệu của Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và nhân quyền nước Úc. Để đưa ra các biện pháp giáo dục pháp luật hữu hiệu các công trình nghiên cứu đã tập trung thiết kế nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trường phổ thông.
Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường phổ thông rất phong phú và gắn liền với cuộc sống hằng ngày cũng như nhu cầu của học sinh.
Hình thức GDPL tại Úc cũng được triển khai rất phong phú và đa dạng như PBGDPL qua mạng internet, thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo tập, tập huấn, phát hành tài liệu,tổ chức các cuộc thi viết luận về pháp luận, v.v…
Đối với GDPL trong nhà trường, kiến thức pháp luật không được đưa vào chương trình chính khóa, không là môn học độc lập mà chỉ được lồng ghép vào một số môn học xã hội. Việc tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động ngoại khóa, tài liệu pháp luật, trang web phù hợp với học sinh, sinh viên.
- Ở Thụy Điển thì giáo dục pháp luật có mục đích là làm cho mọi công dân hiểu biết sâu sắc về pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia vào các hoạt động của nhà nước và xã hội. Việc truyền bá kiến thức pháp luật được thực hiện ngay từ tiểu
7
học các em được giới thiệu các quyền cơ bản của công dân, nhất là quyền dân sự trong một nhà nước dân chủ thông qua bộ môn lịch sử, địa lý và bằng phương pháp lồng ghép nội dung pháp luật với các nội dung văn hóa cơ sở. Học sinh còn được giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa như nghe các cuộc nói chuyện của luật sư, cảnh sát tổ chức tại trường học.
- Còn ở Canada thì giáo dục pháp luật cho học sinh được thực hiện bởi nhiều tổ chức khác nhau trong đó chủ yếu thông qua hoạt động của hội đồng giáo dục pháp luật – một tổ chức xã hội có vai trò giáo dục pháp luật cho cộng đồng. Mục đích của nó là hướng tới cho học sinh hiểu, tự giác tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lợi của người khác, qua đó xây dựng một xã hội tự do. Phương pháp tiếp cận chương trình cũng như các nguồn thông tin pháp luật tương đối nhanh chóng dễ dàng. Học sinh có thể tìm kiếm thông tin cũng như sự hỗ trợ tích cực tại văn phòng của hội, có thể qua trang web trực tuyến hoặc qua đường dây điện thoại luôn sẵn sàng hoạt động để cung cấp cho nhu cầu của các thành viên.
- Trong khuôn khổ Đại hội lần thứ X Hội luật gia ASEAN được tổ chức từ ngày 14 tháng 10 – 18 tháng 10 năm 2009 tại Hà Nội, một cuộc Hội thảo lớn với chủ đề “Hiến c ươn ASEAN – đư ASEAN lên n ững tầng cao mới” cũng đề cập nhiều vấn đề về GDPL. Trong họp phần đầu tiên của Hội thảo “Tác động của Hiến c ươn ASEAN tới hệ thống GDPL củ các nước ASEAN”, đã có một loạt các báo cáo nghiên cứu về tình hình GDPL và đào tạo pháp luật ở các nước ASEAN. Các học giả, nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng, các trường luật, khoa luật không chỉ phải đào tạo ra các luật gia giỏi, mà còn phải giúp họ trở thành những nhà chuyên môn có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và con người bằng con đường pháp luật. Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi phải bắt đầu từ việc trang bị cho học sinh kiến thức về các vấn đề cơ bản nhằm tạo các hình thức phù hợp để bênh vực quyền lợi của nhân dân, tuyên truyền pháp luật nhằm bảo đảm cho người dân khả năng tiếp cận công lý với mức chi phí thấp nhất.
Như vậy ở các nước tư bản phát triển trên thế giới nền giáo dục của họ rất chú trọng tới việc giáo dục pháp luật cho học sinh ngay ở bậc phổ thông từ lúc các em còn rất nhỏ. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng tham khảo, học hỏi các
8
phương pháp và hình thức GDPL và rút ra kinh nghệm riêng cho mình trong việc tổ chức hoạt động GDPL cho học sinh.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực rất quan trọng nên từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học, tác giả của những cuốn sách, bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học đã đề cập, phân tích ở nhiều cấp độ và phương diện khác nhau, song về cơ bản gồm các nhóm nội dung sau đây:
- Nhóm một, những nghiên cứu về vấn đề lý luận chung của giáo dục pháp luật, gồm khái niệm, mục đích, vai trò, ý nghĩa, đối tượng, nội dung, hình thức của giáo dục pháp luật. Trong các công trình nghiên cứu này, công tác giáo dục pháp luật được nghiên cứu, thực hiện đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và chủ yếu ở bình diện lý thuyết:
+ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về N à nước và pháp luật [20]. Trong giáo trình này, các tác giả cho rằng mục đích của giáo dục pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục, có thể mang đến tính lâu dài hay trước mắt đều hướng tới các mục tiêu như: GDPL nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể; GDPL nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật; GDPL nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực.
+ Viện Nhà nước và Pháp luật, Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [15]. Ở đây các tác giả đã nghiên cứu các khái niệm cơ bản như ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật, cần thiết phải tăng cường xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các tác giả đã luận chứng tính khả thi của một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật cho các tầng lớp trong xã hội.
+ Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới [16]. Theo tác giả, công tác giáo dục pháp luật ở nước ta cũng không nằm ngoài những yêu cầu đổi mới toàn diện các lĩnh
9
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ việc trình bày, phân tích quan niệm về giáo dục pháp luật, các thành tố cơ bản của giáo dục pháp luật, đánh giá thực tiễn công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nước ta trong những năm qua có những mặt tích cực và những điểm hạn chế của công tác này, đồng thời tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới đất nước.
+ Nguyễn Đình Lộc, Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam [27]. Tác giả đã tập trung vào lý giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật; đồng thời tác giả tập trung khảo sát tình hình giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực cũng như hạn chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật; từ đó đề xuất những giải pháp công tác giáo dục pháp luật tại Việt Nam.
+ Đào Trí Úc, Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật [35]. Tác giả tập hợp các chuyên đề bàn sâu về ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật và các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật. Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho các tầng lớp xã hội, bao gồm cả đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước và các tầng lớp nhân dân.
- Nhóm hai, những nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho các đối tượng cụ thể nhằm lý giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho từng đối tượng. Những nghiên cứu này đi sâu vào đặc thù của giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc biệt nên những đề xuất giải pháp có những nét riêng, tương ứng với những đối tượng nghiên cứu. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
+ Đinh Xuân Thảo, Giáo dục pháp luật tron các trườn đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay [32]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề từ gốc độ đánh giá, phân tích thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện công tác giáo dục pháp luật ngày một hiệu quả hơn.
10
+ Trần Thị Sáu, Giáo dục pháp luật cho học sin trường trung học phổ thông tại Việt Nam [31]. Nội dung luận án tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, đặc trưng và các điều kiện bảo đảm hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông; đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường phổ thông; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quan điểm, và phân tích các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
+ Nguyễn Khắc Hùng, Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh [25]. Tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật; đánh giá thực trạng công tác tổ chức giáo dục pháp luật trong trường học, thực trạng triển khai các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đoàn Thị Thanh Huyền, Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đìn iện nay [26]. Trong luận án, từ việc hệ thống hóa các khái niệm cơ bản, các lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu đề tài; tìm hiểu tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn; đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho con cái thuộc nhóm tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh thông qua nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ; xác định nội dung, phương pháp, hiệu quả giáo dục pháp luật trong gia đình; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình; đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM 1.2.1. Giáo dục 1.2.1. Giáo dục
Theo Từ điển tiếng Việt: "Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thốn đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượn nào đó làm c o đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất năn lực n ư yêu cầu đặt ra".
11
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác nhưng củng có thể thông qua tự học.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi).
1.2.2. Pháp luật
Theo Từ điển tiếng Việt: "Pháp luật là điều khoản do cơ qu n lập p áp đặt ra để quy định hành vi của mọi n ười dân trong quan hệ giữ n ười với n ười, giữa n ười với xã hội, và bắt buộc phải tuân theo".
Hiểu theo khoa học pháp lý thì, pháp luật phải là hệ thống các quy tắc xử sự mà mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải có nghĩa vụ tuân thủ. Thứ hai, pháp luật phải do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Tiếp theo, pháp luật là một hiện tượng xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Vì pháp luật do nhà nước ban hành, đại diện chính thức của toàn xã hội, mang tính chất xã hội, ở mức độ nhiều hay ít (tùy vào hoàn cảnh cụ thể) pháp luật còn thể hiện ý chí, lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều quy phạm khác nhau thể hiện ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn xã hội. Tính giai cấp còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm hướng tới một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp, quản lý xã hội [24].
1.2.3. Giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật, tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật là những khái niệm gần nhau nhưng có những điểm khác nhau dù trong thực tế mọi người đều có quan niệm rằng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là các hoạt động nhằm
12 nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
So với tuyên truyền, phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì tuyên truyền, phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.
Hiện nay, có quan niệm đồng nhất giáo dục pháp luật với hoạt động giảng dạy pháp luật được thực hiện trong nhà trường. Hiểu như vậy về giáo dục pháp luật là chưa đủ, mới hiểu theo nghĩa hẹp. Giảng dạy pháp luật trong trường học được thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định trong xã hội với những điều kiện nhất định về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, phương tiện, phương pháp giảng dạy... Giảng dạy pháp luật là một trong các hình thức giáo dục pháp luật cơ bản ở nước ta hiện nay.
1.2.4. Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở
Học sinh trung học cở sở là những thiếu niên trong độ tuổi đi học (11 - 15 tuổi) đang học tại các trường trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9). Học sinh trong cấp học này rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường.
Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở là trang bị cho các em hiểu biết về các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của các em như quyền và nghĩa vụ học tập, lao động, quyền và nghĩa vụ của người con, người cháu, người anh, người em trong gia đình, quyền và nghĩa vụ của người tham