8. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực rất quan trọng nên từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học, tác giả của những cuốn sách, bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học đã đề cập, phân tích ở nhiều cấp độ và phương diện khác nhau, song về cơ bản gồm các nhóm nội dung sau đây:
- Nhóm một, những nghiên cứu về vấn đề lý luận chung của giáo dục pháp luật, gồm khái niệm, mục đích, vai trò, ý nghĩa, đối tượng, nội dung, hình thức của giáo dục pháp luật. Trong các công trình nghiên cứu này, công tác giáo dục pháp luật được nghiên cứu, thực hiện đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và chủ yếu ở bình diện lý thuyết:
+ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về N à nước và pháp luật [20]. Trong giáo trình này, các tác giả cho rằng mục đích của giáo dục pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục, có thể mang đến tính lâu dài hay trước mắt đều hướng tới các mục tiêu như: GDPL nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể; GDPL nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật; GDPL nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực.
+ Viện Nhà nước và Pháp luật, Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [15]. Ở đây các tác giả đã nghiên cứu các khái niệm cơ bản như ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật, cần thiết phải tăng cường xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các tác giả đã luận chứng tính khả thi của một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật cho các tầng lớp trong xã hội.
+ Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới [16]. Theo tác giả, công tác giáo dục pháp luật ở nước ta cũng không nằm ngoài những yêu cầu đổi mới toàn diện các lĩnh
9
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ việc trình bày, phân tích quan niệm về giáo dục pháp luật, các thành tố cơ bản của giáo dục pháp luật, đánh giá thực tiễn công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nước ta trong những năm qua có những mặt tích cực và những điểm hạn chế của công tác này, đồng thời tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới đất nước.
+ Nguyễn Đình Lộc, Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam [27]. Tác giả đã tập trung vào lý giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật; đồng thời tác giả tập trung khảo sát tình hình giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực cũng như hạn chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật; từ đó đề xuất những giải pháp công tác giáo dục pháp luật tại Việt Nam.
+ Đào Trí Úc, Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật [35]. Tác giả tập hợp các chuyên đề bàn sâu về ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật và các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật. Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho các tầng lớp xã hội, bao gồm cả đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước và các tầng lớp nhân dân.
- Nhóm hai, những nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho các đối tượng cụ thể nhằm lý giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho từng đối tượng. Những nghiên cứu này đi sâu vào đặc thù của giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc biệt nên những đề xuất giải pháp có những nét riêng, tương ứng với những đối tượng nghiên cứu. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
+ Đinh Xuân Thảo, Giáo dục pháp luật tron các trườn đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay [32]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề từ gốc độ đánh giá, phân tích thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện công tác giáo dục pháp luật ngày một hiệu quả hơn.
10
+ Trần Thị Sáu, Giáo dục pháp luật cho học sin trường trung học phổ thông tại Việt Nam [31]. Nội dung luận án tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, đặc trưng và các điều kiện bảo đảm hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông; đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường phổ thông; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất quan điểm, và phân tích các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
+ Nguyễn Khắc Hùng, Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh [25]. Tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật; đánh giá thực trạng công tác tổ chức giáo dục pháp luật trong trường học, thực trạng triển khai các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đoàn Thị Thanh Huyền, Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đìn iện nay [26]. Trong luận án, từ việc hệ thống hóa các khái niệm cơ bản, các lý thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu đề tài; tìm hiểu tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn; đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho con cái thuộc nhóm tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh thông qua nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ; xác định nội dung, phương pháp, hiệu quả giáo dục pháp luật trong gia đình; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình; đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay.