Giữa sinh viên với giảng viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC, HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 26 - 27)

Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên thực chất chính là văn hóa ứng xử giữa trò với thầy. Từ xưa đến nay, người học trò Việt Nam đối với thầy luôn có một sự kính trọng đặc biệt. Có được điều này là do truyền thống tôn sư trọng đạo đã gắn liền với sự phát triển của đất nước qua rất nhiều thời kỳ. Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”. Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục

này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “tôn sư trọng đạo”. Câu nói: “không thầy đố mày làm nên”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: quân - sư - phụ (vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất. Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thừa hưởng những tinh hoa văn hóa đúc kết từ trước tới nay, người dân Việt Nam vẫn lưu giữ và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy được đảng và nhà nước ghi nhận và gìn giữ bằng rất nhiều hình thức như những chính sách hỗ trợ, những ngày lễ kỷ niệm, các trương chình tri ân giành cho người làm sư phạm.

Việc đối xử có văn hóa của sinh viên với giảng viên có thể kể đến các biểu hiện như: Tôn trọng, lễ phép; Không có lời nói, cử chỉ thiếu chuẩn mực, đạo đức; Không có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; phục tùng các quyết định chính đáng của giảng viên;...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC, HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w