Giáo dục an toàn giao thông

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học quận ngô quyền thành phố hải phòng (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Giáo dục an toàn giao thông

Có nhiều khái niệm về GDATGT:

GDATGT là quá trình giao tiếp giữa người dạy và người học để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, nhằm định hướng, kêu gọi ý thức giao thông cao nhất cho mỗi cá nhân người học. Ở điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu hiện nay, GDATGT cũng có thể xem là một tính cộng đồng khi tất cả các hoạt động xã hội đều có lồng ghép sự kêu gọi ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.

GDATGT là quá trình hình thành và phát triển kĩ năng tham gia giao thông an toàn dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài ã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạy, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm gương của người khác;…

GDATGT còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích ác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của nhà trường nhằm phát triển kĩ năng và ý thức tham gia giao thông cho học sinh.

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, GDATGT được hiểu là quá trình truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cần thiết về giao thông để mỗi học sinh khi tham gia giao thông đều có sự định hướng, ý thức hình thành và sự chấp hành, tuân thủ các luật giao thông đường bộ do nhà nước quy định. Để từ đó làm căn cứ cho việc phát triển ý thức học tập hành vi giao thông tự chủ ở mỗi cá nhân các em HS về sau.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các trường tiểu học quận ngô quyền thành phố hải phòng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w