7. Cấu trúc luận văn
1.2.5. Quản lý giáo dục an toàn giao thông
Cũng như quản lý các HĐGD khác, quản lý GDATGT là hoạt động có ý thức của con người nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục đích GDATGT cho học sinh mang tính khách quan mà nhà quản lý kết hợp với đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, vv… bằng hành động thực tế cụ thể hóa các mục đích đó. Như vậy, “QLGD ATGT được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GDATGT cho học sinh của nhà trường”.
Từ đây ta có thể khái quát QLGD ATGT là sự tác động chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn GD, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống GD đạt được mục tiêu GDATGT cho học sinh với chất lượng, hiệu quả cao nhất.
1.3. Giáo dục an toàn giao thông trong trƣờng Tiểu học
1.3.1. Đặc điểm của học sinh Tiểu học
Học sinh tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. HS là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động ã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, ã hội các em đang từng bước gia nhập vào ã hội, vào thế giới của mọi mối quan hệ.
Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và ã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai, nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ úc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
1.3.1.1. Đặc điểm nhận thức cảm tính và lý tính
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội. Sự phát triển trí tuệ hay còn gọi là phát triển nhận thức của học sinh tiểu học đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ác định hai quá trình từ cảm tính đến lý tính.
* Nhận thức cảm tính là do các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, úc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Và cơ quan tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm.
* Nhận thức lý tính gồm tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
* Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể.
* Trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic; Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Giai đoạn lớp 3, 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ cho các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm sinh lý tình cảm hay hứng thú của các em…
1.3.1.2. Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học
Theo kết quả các nghiên cứu của M.S.eitec và P.I.Iakobson thì đứa trẻ 7 tuổi thường chưa có khả năng tri giác đúng đắn những biểu hiện giận dữ, sự sợ hãi và nỗi kinh hoàng của người khác. Do sự thiếu hoàn thiện trong tri giác và sự hiểu biết những tình cảm mà làm cho học sinh tiểu học thường hay bắt chước máy móc người lớn trong việc biểu hiện tình cảm của mình. Vì thế có thể nói tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững, dễ thay đổi. Bởi vậy, cần kết hợp các phương pháp GDATGT cho trẻ với các đặc tính trên để đạt hiệu quả, đồng thời linh hoạt nội dung phương pháp GD theo sự phát triển từng khối lớp, từng học sinh phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em.
1.3.1.3. Đặc điểm về tính cách
Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành. Nhìn chung việc hình thành nhân cách học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc nào cũng mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt. Việc hình thành nhân cách sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. GDATGT cho học sinh lứa tuổi hình thành nhân cách này là vấn đề rất phức tạp nhưng không phải nan giải.
Tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và ảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính ác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết em ét, biết lắng nghe.
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp.
Tóm lại, học sinh tiểu học hồn nhiên, trong sáng, dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới, luôn hướng tới tương lai nhưng các em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ, định hướng của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc phát triển nhận thức cho học sinh tiểu học là một quá trình. Sự phát triển nhận thức cho trẻ ở lứa tuổi này về vấn đề ATGT đòi hỏi mỗi nhà GD phải kiên trì bền bỉ. Do đó, mỗi bậc cha mẹ, thầy cô trước hết phải là tấm gương cho trẻ.
1.3.2.Mục đích, ý nghĩa của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
Mục tiêu GDATGT ở trường tiểu học là một bộ phận quan trọng của quá trình GDATGT nói chung. GDATGT góp phần thực hiện mục đích chung của quá trình GD, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách người công dân để các em nghiêm túc tuân thủ luật pháp, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề ATGT.
GDATGT ở Tiểu học nhằm đạt được mục đích sau:
- Giúp học sinh phát triển nhận thức ATGT và các kỹ năng thực tế để áp dụng vào các hành vi hàng ngày khi các em đi trên đường. Học sinh phải biết về luật và hệ thống phương tiện giao thông.
- Từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông góp phần xây dựng môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện.
- Hướng dẫn học sinh biết cách phòng tránh TNGT khi đi trên đường có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn đường đi đảm bảo an toàn và có thái độ ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.
1.3.3.Nội dung giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học
GDATGT cho học sinh tiểu học nhằm xây dựng ý thức giao thông cho các em từ nhỏ, hình thành những thói quen tốt sau này. Vì vậy, nội dung GD pháp luật về ATGT cho học sinh tập trung nâng cao về nhận thức pháp luật và tâm lý pháp luật cho các em, cụ thể là:
- Bám sát nội dung của Luật giao thông đường bộ (Đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001) và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 12/07/2001, cùng những nghị định của Thủ tướng chính phủ, các văn bản dưới luật khác liên quan đến đảm bảo ATGT. Truyền thụ cho học sinh những hiểu biết có tính phổ biến, cần thiết về luật giao thông đường bộ và những quy định về giao thông đường sắt, đường thủy một cách dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhận thức của các em.
- Lấy việc hình thành kĩ năng, hành vi đúng làm cơ bản. Giúp cho học sinh có hành vi đúng và biết cách xử lý tình huống giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ, khi đi đường học sinh không cần thuộc câu chữ trong luật nhưng có hành vi đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
- Dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó theo sự phát triển nhận thức của trẻ em, có nội dung trùng lặp (sự lặp lại) nhằm củng cố khắc sâu và tăng cường rèn luyện kỹ năng.
Chủ đề GDATGT xoay quanh 8 nội dung sau:
Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông.
An toàn khi ngồi trên e máy, e đạp.
Cách đi e đạp an toàn trên đường phố (kỹ năng đi e an toàn).
An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
Hiểu biết các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông (Điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông).
Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ trên đường…
Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố.
Các loại đường giao thông và phương tiện giao thông.
Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản gây TNGT, cách phòng tránh TNGT, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo ATGT.
Nội dung GDATGT đường bộ được quy định cụ thể đối với bậc Tiểu học như sau:
- Đi bộ trên đường, qua đường an toàn, đi e đạp trên đường an toàn. - Ngồi trên e đạp, xe máy an toàn chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm; an toàn khi đi ô tô, e buýt.
- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của CSGT; văn hóa khi tham gia giao thông.
1.3.4. Các hình thức giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học
Trong các trường Tiểu học hiện nay, GDATGT được tiến hành theo một số hình thức chủ yếu sau:
1.3.4.1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT phối hợp với UBATGT Quốc gia biên soạn từ lớp 1 đến lớp 5
Điều 6 Luật giao thông đường bộ quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT có trách nhiệm đưa pháp luật giao thông đường bộ vào giảng dạy trong nhà trường phù hợp với các cấp học ngành học.”
Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc GT: Bộ GD&ĐT có trách nhiệm:
chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về TTATGT. Thực hiện chương trình giảng dạy TTATGT mới từ năm học 2008-2009 ở tất cả các cấp học.
Trên cơ sở các quy định trên, bậc Tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 4 mỗi lớp có 6 bài học về ATGT trong Tài liệu GD ATGT, lớp 5 có 5 bài học về ATGT trong Tài liệu GDATGT cho HS lớp 5. Nội dung được hình ảnh hóa một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp HS dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi với bài tập, phù hợp với lứa tuổi của HS ở mỗi lớp.
Ngoài các tài liệu trên, hiện nay Quỹ TOYOTA Việt Nam đang phối hợp với Bộ GD&ĐT triển khai GDATGT cho học sinh lớp 1 bằng các nhân vật hoạt hình Rùa và Thỏ và Công ty TOYOTA Việt Nam triển khai thí điểm Sách ATGT cho nụ cười trẻ thơ do Honda tài trợ với 12 bài học bằng hình ảnh cho học sinh lớp 3. Hiện nay, phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu học đã được đổi mới không nặng về lý thuyết, cần được vận dụng triệt để trong giảng dạy về ATGT. Cụ thể: Dạy học tích cực với những hình thức hoạt động nhẹ nhàng sinh động trong từng bài dạy nhất là những bài học về ATGT là một nội dung khô khan đơn điệu dễ nhàm chán.
Nhằm giúp các thầy giáo, cô giáo có thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy học về ATGT, những bài học gợi ý trong sách được trình bày theo cấu trúc sau: