V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
4. Nhân vật ông giáo:
- Là người kể chuyện:
- Là tri thức nghèo, quan tâm, chia sẻ cùng lão Hạc:
- Là người chuyên chở triết lí nhân sinh của nhà văn Nam Cao: + Lần thứ nhất: "Chao ôi! Đối với ....
những lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”
IV. Củng cố: (3’)
- Gv củng cố bài học
V. Hướng dẫn về nhà : (1’)
- Nắm chắc nội dung ôn tập. - Hoàn thiện các bài tập.
- Xem lại các kiến thức từ đầu năm -> Luyện đề
Ngày soạn: 31 /
10/2021
Tiết 19,20,21 Ngày dạy: / 10 / 2021.
LUYỆN ĐỀ: A. Mục tiêu A. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Củng cố kiến thức văn bản « Lão Hạc » qua việc làm BT.
- HS hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 8 đến giữa kì I
2. Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng vận dụng tốt lí thuyết để làm các bài tập thực hành.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập, làm bài
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Thực hành, giải quyết vấn đề,…
B. Chuẩn bị:
- Gv : GA, tài liệu tham khảo. -HS: ôn tập về văn thuyết minh.
C. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: III.Bài mới:
TIẾT 19: Luyện đề:
Bài 1: Vẽ sơ đồ tư duy cho luận điểm sau: Cuộc đời lão Hạc là những bi kịch chồng chất.
Bài 2. Dựa vào truyện “Lão Hạc”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu chứng minh rằng lão Hạc là một người giàu lòng yêu thương.
Gợi ý:
Lão Hạc giàu lòng yêu thương:
+ Lão yêu thương cậu Vàng: cách lão chăm sóc, cưng nựng cậu; lão ân hận, dằn vặt đau khổ khi phải bán cậu...
+ Lão yêu thương con trai: thương con không lấy được vợ, thương con phải đi đồn điền, hàng ngày nhớ thương và mong thư con trai gửi về, sống tằn tiện để dành dụm tiền cho con, thà chết chứ nhất định không chịu động đến mảnh vườn đã để lại cho con....
* Khai thác nghệ thuật: * Đánh giá chung
TIẾT 20: Luyện đề Lão Hạc ( tiếp) Bài 3 ( 3 đ):
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...”
a) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?
c) Nêu ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên. Gợi ý:
a) - Đoạn văn trích trong tác phẩm: Lão Hạc (0.5 đ) - Tác giả: Nam Cao (0.5 đ)
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Truyện đăng báo lần đầu năm 1943, thời kì trước Cách mạng tháng Tám. (0.5 đ
b) Ý nghĩ của nhân vật “tôi” có thể được hiểu
- Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,...” để đánh giá con người mà phải “cố tìm mà hiểu họ”. (0.25 đ)
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ. (0.25 đ)
c) Ý nghĩa của văn bản “Lão Hạc”:
- Truyện thể hiện chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. (0.5 đ)
- Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. (0.5
đ
? Viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong văn bản Lão Hạc mà em đã học ?
* Gợi ý:
Cảm nhận về nhân vật lão Hạc:
- Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, bất hạnh.
- Lão Hạc có phẩm chất vô cùng cao đẹp: Là người có tấm lòng nhân hậu, thương con, giàu đức hi sinh, lòng tự trọng.
Bài tập 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc?
Gợi ý:
* Nguyên nhân cái chết
- Thiên tai, mất mùa, đói kém.
- Cuộc sống mưu sinh ngày càng khó khăn. - Lão muốn giữ lại mảnh vườn cho con. - Chuẩn bị cho cái chết âm thầm lặng lẽ. * Cái chết của lão Hạc.
- Vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, 2 mắt long sòng sọc…
- Cái chết bất ngờ, đau đớn, vật vã, dữ dội như một cách để chuộc lỗi với cậu Vàng ám ảnh người đọc.
* Ý nghĩa của cái chết:
- Là bằng chứng cảm động về tình cha con, gián tiếp tố cáo XH đương thời đã đẩy người nông dân và hoàn cảnh khốn cùng.
- Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của người nông dân.
- Cái chết của LH đã gián tiếp tố cáo XH đương thời đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
Bài tập 5: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày cảm nhận của em về số phận và
phẩm chất của người nông dân Việt Nam qua 2 văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ mà em đã học.
* Gợi ý:
* Phẩm chất của người nông dân Việt Nam vô cùng cao đep: - Trong văn bản: Lão Hạc
+ Số phận Lão Hạc
+ Vẻ đẹp Lão Hạc: Lão Hạc một người cha rất mực thương con, giàu lòng tự trọng, đức hi sinh.
- Trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” qua nhân vật chị Dậu + Số phận đau thương sưu cao, thuế nặng, bị áp bức bóc lột
+ Vẻ đẹp: Chị Dậu một người vợ thương yêu chồng tha thiết, có sức manh tiềm tàng và tinh thần phản kháng quyết liệt.
TIẾT 21:LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
ĐỀ SỐ 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu.”
(Ngữ văn 8, T1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.45)
Câu 1 (1 điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào em đã học? Tác giả là ai? Câu 2 (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3 (0,75 điểm). Xác định từ tượng hình và phân tích tác dụng “Tôi xồng xộc
chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”
Câu 4 (1 điểm). Vì sao tác giả không lựa chọn cho lão Hạc chết một cách “ êm dịu” mà lại “tự tử bằng cách ăn bả chó” ?
ĐỀ SỐ 2