ĐÁNH GIÁ NHIỆM KỲ CÔNG TÁC VÀ BỔ NHIỆM LẠI Điều 19 Đánh giá nhiệm kỳ công tác

Một phần của tài liệu III.-15 (Trang 29 - 31)

Điều 19. Đánh giá nhiệm kỳ công tác

1. Chậm nhất hai tháng trước khi hết thời hạn bổ nhiệm, đơn vị phải tổ chức đánh giá nhiệm kỳ công tác của CBLĐQL (không cần xin chủ trương của cấp trên).

2. Đối với CBLĐQL cấp trưởng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của cấp trên, Giám đốc, thủ trưởng đơn vị trực thuộc báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá cán bộ. Đối với CBLĐQL là cấp trưởng, cấp phó đơn vị trực thuộc thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc, ĐHQGHN chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá cán bộ; đối với CBLĐQL thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực thuộc, đơn vị tổ chức đánh giá cán bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền.

3. Cán bộ, công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn của ĐHQGHN và gửi thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp.

4. Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt (đối với Trường đại học) hoặc CBCC (đối với các đơn vị trực thuộc còn lại) thảo luận và đóng góp ý kiến cho báo cáo tự đánh giá của CBLĐQL và lấy phiếu đánh giá cán bộ theo mẫu thống nhất của ĐHQGHN.

Thủ trưởng đơn vị trực thuộc quy định cụ thể thành phần hội nghị đánh giá CBLĐQL thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình.

5. Họp lãnh đạo đơn vị để thống nhất ý kiến đánh giá, nhận xét cán bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền, kèm theo hồ sơ đánh giá cán bộ gồm: báo cáo tự đánh giá của CBLĐQL, biên bản các cuộc họp đánh giá cán bộ tại đơn vị, phiếu và biên bản kiểm phiếu đánh giá cán bộ.

Điều 20. Điều kiện xem xét bổ nhiệm lại

1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý được xem xét bổ nhiệm lại phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới;

2. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;

3. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao; 4. Tuổi bổ nhiệm lại theo quy định của Nhà nước.

Điều 21. Quy trình bổ nhiệm lại

1. Căn cứ kết quả đánh giá nhiệm kỳ công tác của CBLĐQL, Giám đốc, thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại và báo cáo cấp có thẩm quyền để xin chủ trương;

2. Sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương, Giám đốc, thủ trưởng đơn vị yêu cầu CBLĐQL xây dựng dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ tới và gửi Giám đốc, thủ trưởng đơn vị xem xét;

3. Đối với việc bổ nhiệm lại cấp trưởng đơn vị trực thuộc, đơn vị tổ chức Hội nghị CBCC để nghe và thảo luận, đóng góp ý kiến cho chương trình công tác của nhân sự. Hội nghị do Bí thư cấp uỷ và thủ trưởng đơn vị chủ trì. Tổ công tác lấy phiếu tín nhiệm nhân sự; niêm phong hòm phiếu để chuyển về ĐHQGHN kiểm phiếu và báo cáo kết quả với Giám đốc;

4. Đối với việc bổ nhiệm lại cấp phó đơn vị trực thuộc, đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt do thủ trưởng đơn vị chủ trì để nghe và thảo luận, đóng góp ý kiến cho chương trình công tác của nhân sự. Đơn vị chuẩn bị phiếu (theo mẫu của ĐHQGHN) và lấy phiếu tín nhiệm nhân sự. Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Cán bộ dự hội nghị, chứng kiến kiểm phiếu, bảo quản phiếu theo chế độ mật;

5. Lãnh đạo đơn vị họp để nhận xét về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

6. Căn cứ hồ sơ nhân sự, kết quả đánh giá nhiệm kỳ công tác của CBLĐQL, Giám đốc, thủ trưởng đơn vị trực thuộc báo cáo lãnh đạo ĐHQGHN hoặc lãnh đạo đơn vị xem xét, biểu quyết lựa chọn nhân sự để Giám đốc, thủ trưởng đơn vị trực thuộc xem xét, quyết định bổ nhiệm lại cán bộ hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm lại cán bộ.

Ngay sau khi kiểm phiếu, Ban Tổ chức Cán bộ, Phòng (hoặc Bộ phận) Tổ chức Cán bộ của đơn vị trực thuộc nhận và bảo quản phiếu tín nhiệm nhân sự theo chế độ mật.

Chương V

Một phần của tài liệu III.-15 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w